Bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có lấy lại được không? Lấy lại tiền khi bị lừa đảo bằng cách nào hiệu quả và nhanh nhất? Dưới đây công ty thám tử Hoàn Cầu hướng dẫn các bạn cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng Facebook,Zalo, Shopee, Tiki, Telegram,… Theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Hiện nay, tình trạng lừa đảo trên mạng xã hội Facebook,Zalo, Shopee, Tiki, Telegram,… diễn ra vô cùng phổ biến, nếu như người dùng khi tham gia các giao dịch trên mạng xã hội mà không tìm hiểu kỹ trước khi tham gia một giao dịch mua bán hoặc đầu tư thì rất dễ bị các đối tượng lợi dụng chiếm đoạt tài sản. Một khi đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội thì quy trình lấy lại tiền là vô cùng gian nan, thậm trí là không thể thu hồi lại số tiền đã bị lừa đảo trước đó.
Dưới đây công ty thám tử Hoàn Cầu hướng dẫn các bạn các thủ tục trình báo cơ quan chức năng với hy vọng sẽ giúp bạn có thể lấy lại được tiền bị lừa trước đó.
1. Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng Facebook, Zalo, Shopee, Tiki, Telegram,…
Bước 1: Thu thập tài liệu và chứng cứ bị lừa đảo trên mạng
Đầu tiên, để lấy lại tiền bị lừa dảo trên mạng Facebook, Zalo, Shopee, Tiki, Telegram,… thì các bạn hãy thu thập các tài liệu chứng cứ có liên quan đến vụ việc của bạn, các bạn cần thu thập tài liệu đầy đủ, càng nhiều càng tốt.
Ví dụ: Khi bạn mua hàng trên Shopee, Tiki mà khi chuyển tiền rồi nhưng không nhận được sản phẩm, hoặc nhận được sản phẩm nhưng không đúng mẫu mã, kích thước, chủng loại, giá thành thực tế,… thì bạn hãy thu thập các tài liệu như: Biên lai bạn chuyển tiền, nội dung tin nhắn quá trình trao đổi mua hàng, đường link chủ shop bán hàng trên Shopee, Tiki, hình ảnh, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng của đối tượng lừa đảo đó.
Bước 2: Trình báo đến cơ quan Công an có thâm quyền giải quyết
Sau khi có đầy đủ tài liệu chứng cứ chứng minh một người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng thì lúc này các bạn tiến hành làm đơn tố giác tội phạm và gửi đến cơ quan chức năng đúng thẩm quyền để được giải quyết.
– Trường hợp 1: Bạn biết đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng đang cư trú ở đâu, hoặc địa chỉ công ty/ văn phòng của đối tượng lừa đảo đang ở đâu, các bạn gửi đơn tố giác tội phạm đến Cơ quan điều tra (Công an), hoặc Viện kiểm sát, hoặc Tòa án nơi đó.
Ví dụ: Đối tượng lừa đảo hoặc công ty lừa đảo trên mạng đang có địa chỉ đặt tại Phường Bến Nghé, Quận 1 TPHCM thì các bạn làm đơn tố giác tội phạm và gửi đến Công an phường Bến Nghé, hoặc Viện kiểm sát nhân dân Quận 1, hoặc Tòa án nhân dân quận 1 để được hỗ trợ giải quyết.
– Trường hợp 2: Bạn không biết đối tượng lừa đảo hoặc công ty đó đang ở đâu thì bạn hãy làm đơn tố giác tội phạm và gửi đến Cơ quan điều tra (công an) hoặc Viện kiểm sát, hoặc Tòa án nơi bạn đang cư trú.
Ví dụ: Bạn đang ở phường Bến Thành, Quận 1 TPHCM mà bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng, bạn không biết đối tượng đó đang ở đâu thì bạn có thể làm đơn tố giác tội phạm và gửi đến Công an phường Bến Thành, hoặc Viện kiểm sát nhân dân Quận 1, hoặc Tòa án nhân dân quận 1 để được hỗ trợ giải quyết.
Trình báo đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát, hoặc Tòa án là cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng xã hội hiệu quả nhất hiện nay, bởi cơ quan chức năng là đơn vị được đào tạo các nghiệp vụ bài bản, có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan, từ đó mới có thể giúp bạn lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng xã hội một cách hiệu quả đúng theo quy định pháp luật.
Xem chi tiết thủ tục trình báo Công an khi bị lừa đảo trên mạng.
Bước 3: Cơ quan chức năng đánh giá xem có dấu hiệu lừa đảo hay không
Sau khi nhận được đơn trình báo của bạn, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra đơn tố giác và xác minh các tài liệu, chứng cứ có liên quan để đánh giá xem vụ việc có dấu hiệu của tội phạm hay là không, từ đó mới có căn cứ để ra quyết định khởi tố vụ án hay là không khởi tố vụ án.
Tại giai đoạn này, cơ quan chức năng sẽ cần lời trình bày của bạn, bạn hãy trình bày chính xác vụ việc để cơ quan chức năng có hướng xử lý vụ việc.
Trong trường hợp cơ quan chức năng cần thêm thông tin của bạn, họ sẽ gọi điện hoặc gửi giấy mời cho bạn đến trụ sở làm việc, lúc này bạn cần hỗ trợ hết mình để cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ được nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Bước 4: Cơ quan chức năng tiến hành các thủ tục trong tố tụng hình sự
Thủ tục tố tụng được chia thành nhiều giai đoạn, bao gồm: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Dưới đây công ty thám tử Hoàn Cầu chỉ tóm tắt quy trình làm việc khi giải quyết đơn tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng một cách ngắn ngọn để các bạn hiểu một cách cơ bản nhất.
Sau khi kiểm tra, đánh giá tài liệu chứng cứ như ở bước 3 thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:
– Trường hợp 1: Vụ việc không có hoặc chưa có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cơ quan chức năng sẽ ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, đồng thời sẽ thông báo cho bạn biết về quyết định này.
Khi nhận được quyết định này, nếu như bạn cho rằng cơ quan chức năng có sai sót hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm thì bạn cũng có thể làm đơn khiếu nại quyết định của cơ quan chức năng ra quyết định đó.
– Trường hợp 2: Vụ việc có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lúc này cơ quan chức năng sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và tiến hành điều tra.
Khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự thì đây là một bước ngoặt đầu tiên trong cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng xã hội, bởi khi đó cơ quan chức năng sẽ có thẩm quyền tiến hành điều tra theo nghiệp vụ của họ.
Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng có thể tiến hành một số biện pháp khẩn cấp tạm thời như: Cấm xuất cảnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm giam, khám xét, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, áp giải, và các biện pháp khác,…
Sau khi điều tra thì cơ quan Công an sẽ ra một bản kết luận điều tra, bản kết luận này có 2 trường hợp như sau:
– Trường hợp điều tra mà không đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì vụ việc sẽ kết thúc bằng một quyết định đình chỉ quyết định khởi tố vụ án đối với bị can XXX và quyết định không truy tố bị can.
– Trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì Cơ quan Công an sẽ ra một bản kết luận điều tra đề nghị truy tố, sau đó gửi hồ sơ sang Viện kiểm sát cùng cấp để truy tố bị can ra Tòa án. Viện kiểm sát truy tố bằng một bản cáo trạng thể hiện đầy đủ nội dung vụ việc, các chủ thể có liên quan, khung hình phạt cụ thể,…
Tiếp theo, Tòa án nhận hồ sơ từ Viện kiểm sát và kiểm tra, nếu tài liệu chứng cứ đã đầy đủ thì ra quyết định mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, kết thúc phiên tòa là một bản án hoặc một quyết định của Tòa án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bước 5: Thi hành bản án để lấy lại tiền bị lừa đảo trên mạng cho bạn
Sau khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án, nếu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày mà Tòa án ra bản án/ quyết định đó mà không có ai kháng cáo hoặc Viện kiểm sát không kháng nghị thì bản án/ quyết định đó chính thức có hiệu lực pháp luật.
Khi một bản án/ quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì buộc các bên phải thi hành, quá trình này sẽ do Chi cục thi hành án cùng cấp tiến hành.
Trong quá trình thi hành bản án/ quyết định của Tòa án thì cơ quan tiến hành có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc người phạm tội phải hoàn trả lại số tiền cho bị hại, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng trước đó.
Như vậy, trên đây là cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng xã hội Facebook, Zalo, Shopee, Tiki, Telegram,… với quy trình 5 bước cơ bản, nghe qua thì có vẻ đơn giản, nhưng thực tế thì không hề đơn giản chút nào.
2. Sau bao lâu thì lấy lại được tiền bị lừa đảo trên mạng xã hội Facebook, Zalo, Shopee, Tiki?
Về nguyên tắc, ngay sau khi bản án hoặc quyết định của Tòa án chính thức có hiệu lực pháp luật thì các bên có trách nhiệm phải thi hành ngay. Tuy nhiên, trên thực tế việc thi hành án để lấy lại tiền bị lừa đảo trên mạng xã hội không hề đơn giản.
(Trường hợp người phạm tội không còn tài sản thì cũng khó thu hồi – Ảnh minh họa)
Mặc dù sau khi đã có bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã chuyển sang giai đoạn thi hành án rồi thì việc lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng cũng không hề đơn giản, bởi vì nó còn phụ thuộc vào vấn đề đối tượng lừa đảo có còn tài sản để khắc phục hậu quả hay là không.
– Trước tiên, người phạm tội đó có tự nguyện khắc phục hậu quả hay không, nếu còn tài sản và họ tự nguyện khắc phục hậu quả nhằm mục đích được giảm khung hình phạt (trong giai đoạn xét xử) thì việc bạn lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng xã hội trước đó là đơn giản và nhanh chóng.
– Trong trường hợp đối tượng lừa đảo đó đã dùng tiền để tiêu xài cá nhân hết, hoặc dùng tiền đó để đầu tư nhưng bị thua lỗ, hoặc đã sử dụng vào những công việc trái pháp luật, hoặc đã kịp tẩu tán tài sản một cách tinh vi,… thì quá trình lấy lại tiền cũng gian nan vô cùng.
Trên thực tế, những tội phạm liên quan đến kinh tế mà nếu còn tài sản để khắc phục hậu quả thì thường sẽ được giảm án và khung hình phạt sẽ thấp hơn, do đó khi một đối tượng lừa đảo trên mạng mà còn tài sản thì chắc chắn họ sẽ sẵn sàng bỏ tài sản ra để khắc phục hậu quả nhằm mục đích hưởng mức án nhẹ hơn.
– Trường hợp tài sản của người phạm tội đang do một người khác quản lý thì tài sản này cũng sẽ được kê biên và dùng vào việc khắc phục hậu quả, trả lại tiền bị lừa đảo trên mạng cho bạn. Tuy nhiên, việc điều tra tài sản của người khác đang do ai quản lý là điều cũng không hề đơn giản, bởi để kiểm tra được việc này thì tài sản đó phải được đăng ký theo quy định pháp luật, trong trường hợp không đăng ký mà để cho một người khác đứng tên tài sản thì cũng rất khó để xác định được.
– Trong trường hợp người phạm tội mà không còn tài sản để khắc phục hậu quả, trả lại cho người bị hại thì người thân trong gia đình của người phạm tội đó nếu có tài sản thì cũng có thể yêu cầu thay mặt để khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, việc này phải do chính người thân của họ đồng ý.
– Trường hợp xét xử mà người này được hưởng án treo vẫn có khả năng đi làm thì bạn cũng có thể yêu cầu trừ tiền lương hằng tháng của người này vào tài khoản ngân hàng của bạn (nhưng có để lại một ít cho họ chi tiêu cuộc sống thương ngày). Biện pháp này cũng thường được áp dụng, nhưng cũng khó thu hồi bởi chưa chắc người này đã đi làm ngay sau khi có bản án/ quyết định của Tòa án.
Công ty thám tử Hoàn Cầu chúng tôi hy vọng rằng nếu bạn bị lừa đảo trên mạng mà sau khi xét xử, đối tượng lừa đảo đó vẫn còn tài sản để khắc phục hậu quả trả lại tiền cho bạn, từ đó giúp bạn có thể lấy lại được tiền, cũng giúp cho đối tượng lừa đảo đó được hưởng mức án thấp hơn, vẹn toàn cả đôi đường. Chúc các bạn thành công!
Tìm hiểu thêm: Kiện người lừa đảo trên mạng được không? Khi nào thì có thể kiện người lừa đảo trên mạng?