Chồng ngoại tình có được chia tài sản không? được bao nhiêu %?

Vợ hoặc chồng ngoại tình có được chia tài sản không? Trường hợp vợ hoặc chồng ngoại tình thì chia tài sản như thế nào khi ly hôn? Dưới đây công ty thám tử Hoàn Cầu sẽ giải đáp 2 vấn đề này một cách chi tiết, từ đó giúp bạn có thể bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi thỏa thuận chia tái sản vợ chồng ly hôn một cách hiệu quả.

Vợ chồng ngoại tình có được chia tài sản không?

Hiện nay, ngoại tình là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hậu quả vợ chồng ly hôn, khi ly hôn người ngoại tình có thể sẽ gặp bất lợi trong việc chia tài sản và giành quyền nuôi con, bởi người ngoại tình là bên có lỗi. Dưới đây công ty thám tử Hoàn Cầu chỉ phân tích riêng quy định pháp luật về việc chia tài sản khi ngoại tình mà dẫn đến hậu quả ly hôn.

1. Vợ hoặc chồng ngoại tình có được chia tài sản không?

Theo quy định pháp luật, vợ hoặc chồng ngoại tình dẫn đến ly hôn thì người ngoại tình vẫn được chia tài sản, bao gồm chia tài sản riêng và tài sản chung. Tuy nhiên khi chia tài sản chung thì Tòa án có xét đến yếu tố lỗi, do đó vợ hoặc chồng ngoại tình là bên có lỗi thì có thể được chia tài sản ít hơn so với người không ngoại tình.

Tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, khi ly hôn thì vợ chồng có quyền thỏa thuận về việc chia tài sản. Trong trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận được vấn đề chia tài sản khi ly hôn thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết và chia theo quy định pháp luật.

Trường hợp 1: Vợ chồng thỏa thuận được việc chia tài sản.

Khi người chồng ngoại tình dẫn đến hậu quả ly hôn thì vợ chồng có quyền thỏa thuận về việc chia tài sản, mặc dù người chồng ngoại tình là bên có lỗi, tuy nhiên vẫn được quyền thỏa thuận về việc chia tài sản.

Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một căn nhà trị giá 5 tỷ và một thửa đất trị giá 3 tỷ, khi người chồng ngoại tình dẫn đến ly hôn thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản như sau: Người vợ nhận căn nhà, còn người chồng nhận thửa đất. Tuy nhiên người vợ phải thanh toán lại cho người chồng khoản chênh lệch trị giá 2 tài sản đó, khoản chênh lệch do vợ chồng thỏa thuận.

Trong trường hợp người chồng ngoại tình là bên có lỗi, do đó người vợ thanh toán lại khoản chênh lệch 800 triệu là hợp lý. Như vậy, tổng tài sản sau khi chia thì người vợ được 4,2 tỷ, còn người chồng thì được 3,8 tỷ.

Trường hợp 2: Vợ chồng không thỏa thuận dược chia tài sản

Trong trường hợp chồng ngoại tình dẫn đến ly hôn mà vợ chồng không thỏa thuận được việc chia tài sản thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản theo quy định pháp luật. Trong trường hợp này sẽ có 2 trường hợp như sau:

– Chia tài sản riêng: Trường hợp vợ hoặc chồng ngoại tình dẫn đến hậu quả ly hôn, nhưng người đó có tài sản riêng thì vẫn chia cho người đó, mặc dù ngoại tình là lỗi của họ nhưng tài sản riêng của họ vẫn phải chia cho họ.

– Chia tài sản chung: Trường hợp chồng ngoại tình thì khi ly hôn, người chồng vẫn được chia tài sản chung của vợ chồng, mặc dù là bên có lỗi nhưng nếu họ có công sức đóng góp và duy trì khối tài sản chung của vợ chồng thì khi ly hôn, người chồng vẫn được chia tài sản. Tuy nhiên có thể sẽ được chia ít hơn so với người vợ.

Như vậy, trả lời cho câu hỏi chồng ngoại tình có được chia tài sản không thì công ty thám tử Hoàn Cầu khẳng định rằng người chồng vẫn được chia tài sản, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ được chia theo quy định pháp luật.

2. Vợ, chồng ngoại tình thì chia tài sản như thế nào?

Chồng ngoại tình thì chia tài sản theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì chia cho người đó, còn tài sản chung của vợ chồng thì chia theo tỷ lệ 50 – 50, tuy nhiên có xét đến yếu tố lỗi của các bên, trong đó có lỗi ợ hoặc chồng ngoại tình dẫn đến hậu quả ly hôn, do đó vợ hoặc chồng ngoại tình thì có thể sẽ được chia tài sản ít hơn.

2.1. Chồng ngoại tình nhưng có tài sản riêng thì chia tài sản riêng đó cho chồng

Tại khoản 4 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này” 1. Như vậy, trong trường hợp vợ hoặc chồng ngoại tình dẫn đến hậu quả ly hôn thì khi chia tài sản, tài sản riêng của ai vẫn được chia cho người đó, mặc dù là người ngoại tình, mang yếu tố lỗi dẫn đến ly hôn nhưng nếu họ có tài sản riêng thì vẫn được chia cho người đó 100%.

Ví dụ: Người chồng có một chiếc xe oto trị giá 5 tỷ đồng là tài sản riêng của người chồng có được trước khi kết hôn. Tại thời điểm người chồng ngoại tình và vợ chồng ly hôn thì khi chia tài sản, Tòa án sẽ giao chiếc xe đó cho người chồng, do đó chiếc xe oto đó vẫn thuộc quyền sở hữu của người chồng.

Như vậy, trong trường hợp vợ hoặc chồng ngoại tình thì vẫn được chia tài sản riêng khi ly hôn, mặc dù ngoại tình là yếu tố lỗi dẫn đến hậu quả vợ chồng ly hôn nhưng theo quy định pháp luật, tài sản riêng của ai thì vẫn được chia cho người đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc chia tài sản khi ly hôn.

Tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm:

– Tài sản của vợ, chồng có được trước khi kết hôn.

Ví dụ: Trước khi kết hôn, người chồng có chiếc xe oto trị giá 2 tỷ đồng, người vợ có số tiền tiết kiệm là 3 tỷ đồng. Lúc này chiếc xe oto đó là tài sản riêng của người chồng, còn số tiền tiết kiệm và tiền lãi trong sổ tiết kiệm đó là tài sản riêng của người vợ.

– Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Ví dụ: Hai vợ chồng đã kết hôn, sau khi kết hôn thì người vợ được cha mẹ ruột tặng riêng cho con gái một thửa đất trị giá 3 tỷ đồng, còn người chồng thì được bố mẹ tặng riêng cho một chiếc xe oto trị giá 800 triệu đồng. Lúc này thửa đất đó là tài sản riêng của của người vợ, còn chiếc xe oto là tài sản riêng của người chồng.

– Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng khi có thỏa thuận trong thời kỳ hôn nhân.

Ví dụ: Trong quá trình hôn nhân, người chồng có nhu cầu làm ăn kinh doanh và để cho thuận tiện cho việc xoay vòng vốn kinh doanh, hoặc vì một vấn đề nào đó mà vợ chồng thỏa thuận chế độ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể căn nhà số 123 là tài sản riêng của người chồng, thửa đất số 234 là tài sản của người vợ. Lúc này, căn nhà số 123 là tài sản riêng của người chồng, còn thửa đất số 234 là tài sản riêng của người vợ.

– Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng. Ví dụ tiền lương của vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể được trích một khoản hợp lý để vợ hoặc chồng phục vụ nhu cầu thiết yếu của mình như đổ xăng, ăn sáng, mua sắm quần áo,…

– Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2.2. Chồng ngoại tình thì được chia tài sản chung theo tỷ lệ 50-50, nhưng có xét đến yếu tố lỗi

Tại khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi (vọ 50%, chồng 50%). Tuy nhiên, tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn việc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên ngoại tình thì sẽ có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.

Hoàn cảnh của gia đình của vợ chồng sau khi ly hôn được hiểu là các vấn đề liên quan đến tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình

Trường hợp sau khi ly hôn mà một bê vợ hoặc chồng gặp khó khăn hơn thì được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia, hoặc sẽ được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

Trường hợp người chồng mặc dù ngoại tình nhưng có công sức đóng góp vào tài sản chung nhiều hơn thì vẫn được chia tài sản theo tỷ lệ nhiều hơn.

Việc xác định tỷ lệ đóng góp vào tài sản chung bao gồm: Tài sản riêng góp vào tài sản chung của ai nhiều hơn, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng để đóng góp và duy trì khối tài sản chung.

Lưu ý rằng, lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập, trong trường hợp người vợ ở nhà nội trợ thì vẫn được xem là lao động có thu nhập tương đương với người chồng đi làm bên ngoài.

Trong trường hợp cả vợ chồng đều đi làm thì xác định xem ai có thu nhập cao hơn và đóng góp thu nhập đó vào tài sản chung vợ chồng nhiều hơn thì chia cho người đó nhiều hơn.

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

Trong trường hợp ly hôn do vợ hoặc chồng ngoại tình thì khi chia tài sản chung của vợ chồng, Tòa án phải căn cứ vào vấn đề bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh, nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. Khi chia tài sản theo nguyên tắc này, bên nhận được lợi ích phải thanh toán lại cho bên còn lại khoản chênh lệch giá trị tài sản đó.

Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

Ví dụ: Hai vợ chồng có tài sản chung là một chiếc xe tải (trị giá 800 triệu) do người chồng đang chạy dịch vụ chở hàng, một cửa hàng bán nội thất (trị giá 5 tỷ) do người vợ đang kinh doanh. Khi người chồng ngoại tình dẫn tới việc ly hôn thì khi chia tài sản, Tòa án giao chiếc xe tải đó cho người chồng để người chồng tiếp tục kinh doanh dịch vụ tạo thu nhập, đồng thời giao cửa hàng nội thất cho người vợ để người vợ tiếp tục kinh doanh tạo thu nhập. Trong trường hợp này, người vợ phải thanh toán lại cho người chồng khoản tiền chênh lệch là 2,1 tỷ đồng.

Trong trường hợp này, tổng tài sản của vợ chồng là 5,8 tỷ đồng, chia theo nguyên tắc 50-50 thì mỗi người được 2,9 tỷ đồng, trong khi đó người chồng mới nhận được 800 triệu đồng (chiếc xe tải), do đó người vợ phải thanh toán số tiền 2,1 tỷ đồng cho người chồng.

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Lỗi vi phạm là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn. Trong trường hợp chồng ngoại tình dẫn đến ly hôn thì người chồng là bên có lỗi, do đó sẽ được chia tài sản ít hơn.

Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi ngoại tình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

e) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Khi giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Ví dụ: Khi chia tài sản chung của vợ chồng là căn nhà, trong khi đó căn nhà này là chỗ ở duy nhất của vợ chồng thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự được nhận hiện vật, đồng thời người nhận căn nhà này phải thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu.

3. Dịch vụ thám tử theo dõi vợ, chồng ngoại tình để chia tài sản khi ly hôn

Công ty thám tử Hoàn Cầu xin chào các bạn, nếu các bạn đang nghi ngờ vợ hoặc chồng ngoại tình, hoặc biết chắc chắn vợ, chồng ngoại tình nhưng chưa có bằng chứng cụ thể, các bạn hãy liên hệ đến công ty thám tử Hoàn Cầu để được trợ giúp, chúng tôi sẽ điều tra và thu thập chứng cứ ngoại tình một cách đầy đủ, giúp bạn giành quyền nuôi con cũng như chia tài sản khi ly hôn một cách hiệu quả.

Công ty thám tử Hoàn Cầu là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thám tử tư điều tra thông tin uy tín lâu năm, đặc biệt trong lĩnh vực điều tra thu thập bằng chứng vợ, chồng ngoại tình, công ty thám tử Hoàn Cầu hàng năm cung cấp dịch vụ cho rất nhiều khách hàng, giúp khách hàng giải đáp được nghi vấn của mình, đồng thời cũng giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi ly hôn được tốt nhất.

Theo quy định pháp luật, khi ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết 2 vấn đề lớn trong hôn nhân, đó là chia tài sản và giao quyền nuôi con. Việc giải quyết 2 vấn đề này thường được căn cứ vào yếu tố lỗi, trong đó có việc ngoại tình.

Trong trường hợp bạn biết vợ, chồng mình ngoại tình nhưng chưa có bằng chứng cụ thể để ly hôn, giành quyền nuôi con và chia tài sản thì các bạn hãy liên hệ ngay đến công ty thám tử Hoàn Cầu, chúng tôi sẽ giúp bạn điều tra chứng cứ cụ thể, đầy đủ, rõ nét nhất, giúp bạn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi ly hôn một cách hiệu quả.

Với thâm niên kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực điều tra ngoại tình, trang thiết bị công nghệ hiện đại, cùng đội ngũ nhân sự dày dạn kinh nghiệm, có tâm huyết và nhiệt tình trong công việc, công ty thám tử Hoàn Cầu chắc chắn sẽ điều tra vấn đề của bạn một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ thám tử điều tra bằng chứng ngoại tình, các bạn vui lòng gọi đến công ty thám tử Hoàn Cầu để được hỗ trợ tư vấn, hoặc tham khảo bảng giá chi phí thuê thám tử theo dõi vợ chồng ngoại tình chính thức của công ty thám tử Hoàn Cầu để biết thêm chi tiết dịch vụ của chúng tôi.

5/5 - (17 bình chọn)
error: Content is protected !!
Gọi thám tử tư 0967185789