Dịch vụ điều tra bằng chứng để giành quyền nuôi con khi ly hôn

Bằng chứng để giành quyền nuôi con bao gồm những gì? Khi ly hôn, cha mẹ muốn giành quyền nuôi con thì cần cung cấp những giấy tờ và bằng chứng gì? Dưới đây công ty thám tử Hoàn Cầu sẽ phân tích cụ thể từng trường hợp, từ đó giúp khách hàng có thể giành quyền nuôi con một cách thuận lợi khi ly hôn.

Cách thu thập bằng chứng để giành quyền nuôi con khi ly hôn

Khi ly hôn, vấn đề giành quyền nuôi con là một trong những vấn đề được vợ, chồng quan tâm nhất, tuy nhiên để Tòa án quyết định giao quyền nuôi con cho vợ hay chồng thì còn phải tùy thuộc vào độ tuổi của người con, điều kiện cụ thể của từng người, và tùy thuộc vào yếu tố lỗi thuộc về bên nào.

1. Nguyên tắc và căn cứ để giành quyền nuôi con khi ly hôn

Theo quy định pháp luật, sau khi ly hôn thì Tòa án sẽ giao con cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo nguyên tắc sau đây:

Trường hợp 1: Khi ly hôn, vợ chồng có quyền thỏa thuận ai sẽ nuôi con

Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì khi ly hôn thì vợ chồng có thể thỏa thuận ai sẽ là người trực tiếp nuôi con, tuy nhiên thỏa thuận đó không được vi phạm quy định pháp luật, không trái đạo đức xã hội và phù hợp với lợi ích của người con.

Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì có thể nhờ Tòa án giải quyết. Theo đó, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của người con để quyết định giao con cho vợ hay chồng nuôi dưỡng sau khi ly hôn.

Ví dụ: Vợ chồng có một người con chung 4 tuổi. Khi ly hôn vợ chồng thỏa thuận để người vợ nuôi con, hằng tháng người chồng có nghĩa vụ chu cấp tiền nuôi con cho người vợ là 5 triệu đồng/ tháng. Như vậy, thỏa thuận này sẽ được Tòa án công nhận, trừ trường hợp mục đích thỏa thuận đó trái quy định pháp luật.

Ví dụ thỏa thuận trái quy định pháp luật: Người chồng vi phạm pháp luật và chuẩn bị tới thời hạn chấp hành hình phạt tù, để được hoãn chấp hành hình phạt tù, vợ chồng bàn bạc với nhau là sẽ ly hôn, sau đó để người chồng nuôi con. Khi người chồng nuôi con nhỏ thì sẽ được hoãn thời hạn chấp hành hình phạt tù. Trong trường hợp này thỏa thuận này bị vô hiệu, và Tòa án sẽ không chấp nhận thỏa thuận này.

Trường hợp 2: Con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.

Tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”. Như vậy, khi vợ chồng ly hôn mà con chung của vợ chồng dưới 36 tháng tuổi thì Tòa án sẽ giao cho người mẹ nuôi dưỡng.

Tuy nhiên, trong trường hợp người mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự thì cũng không được quyền nuôi con, trong trường hợp này Tòa án sẽ căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần và xem xét giao con cho người chồng trực tiếp nuôi dưỡng.

Trường hợp 3: Con trên 36 tháng tuổi thì giao cho người có điều kiện bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con nuôi dưỡng.

Trong trường hợp ly hôn mà con chung của vợ chồng đã từ đủ 36 tháng tuổi trở lên mà vợ chồng không thỏa thuận được ai là người nuôi con thì Tòa án sẽ căn cứ xem ai có điều kiện bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của người con thì sẽ giao cho người đó trực tiếp nuôi dưỡng.

Về điều kiện bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của người con bao gồm: Năng lực hành vi dân sự, thu nhập ổn định, có nơi ở ổn định, có thời gian để chăm sóc và giáo dục con, có nhân phẩm đạo đức tốt, ý thức tuân thủ pháp luật cao, trình độ học vấn cao,…

Trường hợp 4: Con trên 7 tuổi thì phải hỏi ý kiến và nguyện vọng của người con muốn ở với ai

Trường hợp vợ chồng ly hôn mà người con từ đủ 7 tuổi trở lên thì Tòa án phải hỏi ý kiến và nguyện vọng của người con muốn ở với ai để có căn cứ ra quyết định đúng đắn và phù hợp. Tuy nhiên, việc hỏi ý kiến của người con trong trường hợp này chỉ là một căn cứ để tham khảo, không phải là căn cứ duy nhất quyết định đến việc giao con cho vợ hay chồng nuôi dưỡng.

Theo sinh lý, khi trẻ em còn nhỏ thì chúng sẽ “đeo bám” người mà chúng thường xuyên tiếp xúc nhiều nhất, do đó hỏi ý kiến của người con trong trường hợp này chỉ mang tính chất tham khảo, bởi lẽ trẻ em chỉ nhìn nhận về một khía cạnh ai tiếp xúc với chúng nhiều nhất mà không nhìn ra được vấn đề ai mới là người bảo đảm cho chúng có cuộc sống đầy đủ nhất, quyền lợi về mọi mặt tốt nhất. Do đó, trên thực tế thì Tòa án vẫn căn cứ vào vấn đề ai có điều kiện để bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con thì giao cho người đó nuôi dưỡng.

Ví dụ: Khi người mẹ ở nhà chăm sóc con và người chồng thì đi làm kiếm tiền. Trong trường hợp này dĩ nhiên người mẹ là người tiếp xúc với con nhiều nhất, do đó nếu hỏi ý kiến và nguyện vọng của con thì phần lớn người con sẽ có nguyện vọng muốn ở với mẹ. Tuy nhiên tại thời điểm ly hôn, người mẹ lại không có công việc ổn định, không có thu nhập ổn định, không có nơi ở cố định, nợ nần bên ngoài nhiều,… Thì khả năng Tòa án sẽ giao quyền nuôi con cho người chồng, mặc dù người con có nguyện vọng ở với mẹ.

Trong trường hợp điều kiện, khả năng kinh tế của vợ chồng là ngang nhau thì cần thu thập tài liệu, chứng cứ gì để giành quyền nuôi con khi ly hôn? Dưới đây là một số chứng cứ mà đương sự trong vụ án ly hôn có thể thu thập.

2. Bằng chứng để giành quyền nuôi con khi ly hôn bao gồm những gì?

Bằng chứng đối phương bị mất năng lực hành vi dân sự

Theo quy định pháp luật, tại thời điểm ly hôn mà vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ không được quyền nuôi con, bởi vì người bị mất năng lực hành vi dân sự thì không thể ý thức được trách nhiệm của mình đối với con cái, do đó không thể chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con cái được.

Hoặc trong trường hợp tại thời điểm ly hôn, đối phương là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong việc nhận thức và làm chủ hành vi thì cũng là một trong những bằng chứng lợi thế cho bạn để giành quyền nuôi con.

Theo đó, nếu tại thời điểm ly hôn mà đối phương thuộc các trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố đối phương thuộc những trường hợp nêu trên. Căn cứ vào kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định theo yêu cầu của bạn. Đây là một trong những bằng chứng để giành quyền nuôi con hiệu quả nhất.

Bằng chứng ngoại tình của đối phương

Theo quy định pháp luật, ngoại tình được hiểu là người đang có vợ hoặc chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác thì đó là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nghĩa vụ vợ chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Do đó khi ly hôn giành quyền nuôi con mà đối phương là bên có lỗi, vi phạm pháp luật thì đó là một chứng cứ chứng minh người đó không đủ tư cách, nhân phẩm đạo đức để nuôi dạy con cái.

Tuy nhiên, bằng chứng ngoại tình không phải là vấn đề quyết định, đó cũng là một trong những bằng chứng để giành quyền nuôi con khi ly hôn và Tòa án xem xét và căn cứ vào đó để ra quyết định.

Ngoài ra, trong trường hợp đối phương ngoại tình là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vợ chồng bạn ly dị thì đối phương có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng”, bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm (theo điểm a khoản 1 Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017).

Khi đối phương bị kết án tù về hành vi ngoại tình thì sẽ không được quyền nuôi con, bởi vì người đang bị điều tra hoặc đã bị kết án, chuẩn bị tới thời gian chấp hành hình phạt tù thì không được giao quyền nuôi con.

Nếu bạn đang cần thuê thám tử điều tra ngoại tình lấy bằng chứng giành quyền nuôi con khi ly hôn, các bạn hãy gọi đến công ty thám tử Hoàn Cầu qua đường dây nóng 0967185789 để được tư vấn cụ thể, hoặc tham khảo bảng giá chi phí thuê thám tử theo dõi ngoại tình để biết thêm chi tiết dịch vụ của chúng tôi.

Bằng chứng đối phương có hành vi bạo lực đối với con

Theo nguyên tắc, khi đối phương có hành vi bạo lực đối với người con thì đó là một bằng chứng để giành quyền nuôi con hiệu quả, bởi vì bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật, Tòa án không thể chấp nhận được việc giao con cho một người thường xuyên có hành vi bạo lực, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người con.

Bạo lực không chỉ riêng về thể xác bằng hành vi dùng tay, chân, công cụ tác động trực tiếp vào cơ thể trẻ em, mà còn là hành vi chửi mắng, lăng mạ, xỉ vả xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người con. Do đó, trong trường hợp vợ hoặc chồng thường xuyên chửi mắng con, xỉ vả xúc phạm con bằng lời nói thì đó cũng là một hành vi bạo lực gia đình.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý thì sẽ bị hạn chế quyền đối với người con chưa thành niên đó.

Do đó, nếu như đối phương thường xuyên có hành vi bạo lực đối với con, bạn có thể thu thập lại bằng cách quay video clip hoặc chụp ảnh lại để làm chứng cứ chứng minh hành vi bạo lực đó.

Bằng chứng đối phương có lối sống đồi trụy

Tại điểm c khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, người có lối sống đồi trụy thì sẽ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên, do đó trong trường hợp vợ hoặc chồng bạn có lối sống đồi trụy thì các bạn có thể thu thập lại để làm bằng chứng giành quyền nuôi con khi ly hôn một cách hiệu quả.

Lối sống đồi trụy là gì? Lối sống đồi trụy là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

Ví dụ: Người chồng thường xuyên xem phim đồi trụy, xem phim khiêu dâm thì đó cũng là một khía cạnh của lối sống đồi trụy, trong trường hợp người chồng xem phim khiêu dâm và đồng thời cho người con cùng xem, hoặc ép buộc người vợ phải thực hiện những hành động giống như trong phim thì đó là một hành vi trái đạo đức xã hội và vi phạm pháp luật.

Bằng chứng đối phương xúi giục con làm chuyện vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội

Tại điểm d khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định người nào có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì sẽ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Do đó, trong trường hợp đối phương xúi dục hoặc ép buộc con làm việc trái pháp luật thì bạn có thể thu thập lại để làm bằng chứng giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Ví dụ: Người chồng nói với người con sang nhà hàng xóm ăn trộm chiếc xe đạp là hành vi trái pháp luật.

Bằng chứng đối phương phá tán tài sản của con

Tại điểm b khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định người nào có hành vi phá tán tài sản của con thì cũng bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên, do đó nếu có căn cứ cho thấy vợ hoặc chồng phá tán tài sản của con thì bạn có thể tiến hành thu thập để phục vụ việc giành quyền nuôi con sau này.

Ví dụ: Người con có tài sản riêng nhưng chưa thành niên cho nên người cha quản lý tài sản riêng của con. Trong quá trình quản lý tài sản riêng của con, người cha thường xuyên ăn nhậu, chơi bời dẫn đến tình trạng không có tiền, sau đó bán tài sản hoặc sử dụng tài sản của con phục vụ cho việc ăn nhậu, chơi bời của mình.

Bằng chứng đối phương vi phạm nghĩa vụ đối với con cái

Cũng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, người nào có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Cụ thể Tòa án ra quyết định không cho trông nom, chăm sóc, giáo dục con.

3. Dịch vụ thám tử điều tra, thu thập chứng cứ để giành quyền nuôi con khi ly hôn

Công ty thám tử Hoàn Cầu là đơn vị cung cấp dịch vụ thá tử tư uy tín lâu năm. Với thâm niên kinh nghiệm hơn 8 năm trong lĩnh vực điều tra, xác minh thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự cho khách hàng là luật sư và đương sự, công ty thám tử Hoàn Cầu tự hào là đơn vị có thể điều tra, xác minh và thu thập chứng cứ hiệu quả cho khách hàng phục vụ cho từng mục đích cụ thể.

Liên quan đến vấn đề điều tra thu thập bằng chứng để giành quyền nuôi con khi ly hôn, hiện tại công ty thám tử Hoàn cầu chúng tôi đang cung cấp các dịch vụ điều tra thu thập chứng cứ sau đây:

Dịch vụ thám tử điều tra bằng chứng ngoại tình của vợ, chồng để giành quyền nuôi con

Bằng chứng ngoại tình là một trong những nguồn chứng cứ có giá trị chứng minh vợ hoặc chồng vi phạm nghĩa vụ vợ chồng, vi phạm pháp luật, do đó khi có bằng chứng ngoại tình thì bạn sẽ có ưu thế hơn để giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Nếu các bạn nghi ngờ hoặc chắn chắn vợ, chồng bạn đang ngoại tình và muốn điều tra thu thập bằng chứng phục vụ cho việc ly hôn giành quyền nuôi con thì các bạn hãy liên hệ đến công ty thám tử Hoàn Cầu để được hỗ trợ, chúng tôi sẽ giúp bạn điều tra và thu thập các chứng cứ rõ ràng, chính xác bằng hình ảnh, video clip một cách đầy đủ.

Chi phí dịch vụ thám tử điều tra bằng chứng ngoại tình để giành quyefn nuôi con khi ly hôn dao động từ 1,2 – 2 triệu/ ngày theo dõi. Tùy thuộc vào từng khu vực và tính chất phức tạp của vụ việc mà mức chi phí sẽ khác nhau.

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ thám tử điều tra bằng chứng ngoại tình phục vụ quá trình ly hôn giành quyền nuôi con, các bạn vui lòng gọi đến công ty thám tử Hoàn Cầu qua đường dây nóng 0967185789 để được hỗ trợ tư vấn, hoặc tham khảo bảng giá chi phí dịch vụ thám tử điều tra bằng chứng ngoại tình để biết thông tin chi tiết về dịch vụ của chúng tôi.

Dịch vụ thám tử điều tra bằng chứng vợ, chồng có lối sống đồi trụy để giành quyền nuôi con

Trong trường hợp bạn nhận thấy vợ hoặc chồng bạn có biểu hiện lối sống đồi trụy, hoặc nghi ngờ chồng bạn có lối sống đồi trụy thì bạn có thể thu thập lại để làm bằng chứng giành quyền nuôi con khi ly hôn một cách hiệu quả.

Theo quy định pháp luật, người có lối sống đồi trụy thì sẽ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên, cụ thể hạn chế không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 1 – 5 năm.

Cụ thể, thám tử tư của công ty thám tử Hoàn Cầu sẽ giám sát và theo dõi đối phương một cách bí mật để thu thập bằng chứng lối sống đồi trụy bằng hình ảnh, video clip, từ đó giúp khách hàng ly hôn giành quyền nuôi con được hiệu quả hơn.

Chi phí dịch vụ theo dõi thu thập chứng cứ lối sống đồi trụy dao động từ 1,2 – 2 triệu/ ngày theo dõi. Chi phí tùy thuộc vào từng khu vực và tính chất phức tạp của vụ việc.

Công ty thám tử Hoàn Cầu là đơn vị cung cấp các dịch vụ thám tử tư điều tra, theo dõi, giám sát và thu thập thông tin chứng cứ chuyên nghiệp và uy tín lâu năm, với thâm niên hơn 8 năm trong lĩnh vực điều tra, xác minh thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự cho khách hàng là luật sư và đương sự, công ty thám tử Hoàn Cầu tự hào là đơn vị có thể điều tra, xác minh và thu thập chứng cứ hiệu quả cho khách hàng phục vụ cho từng mục đích cụ thể.

Mọi thông tin về dịch vụ điều tra, xác minh thu thập bằng chứng để giành quyền nuôi con khi ly hôn, các bạn vui lòng gọi điện thoại trực tiếp đến công ty thám tử Hoàn Cầu qua đường dây nóng để được hỗ trợ tư vấn và báo giá chi phí dịch vụ cụ thể hơn.

5/5 - (11 bình chọn)
error: Content is protected !!
Gọi thám tử tư 0967185789