Danh sách bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu và mức án đề nghị

Danh sách bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu và mức án đề nghị của Viện kiểm sát. Căn cứ vào các tài liệu thu thập được trong vụ “Chuyến bay giải cứu”, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã chuyển hồ sơ vụ án đến Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đề nghị truy tố 54 bị can về 5 tội danh gồm: Đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối hộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Danh sách 54 bị can, bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu

Liên quan đến vụ án chuyến bay giải cứu, Cơ quan ANĐT đã ra quyết định tách vụ án hình sự số 09/QĐ-ANĐT- P5, tách hành vi “môi giới hối lộ” của 1 bị can để tiếp tục điều tra, xử lý ở giai đoạn sau.

Danh sách bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu

DANH SÁCH 54 BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG VỤ CHUYẾN BAY GIẢI CỨU
Họ tên bị can, bị cáo Chức vụ Loại tội phạm Mức án đề nghị
1. Phạm Trung Kiên cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Nhận hối lộ Tử hình
2. Vũ Anh Tuấn cựu cán bộ Cục Quản lý XN-BCA Nhận hối lộ 19-20 năm tù
3. Nguyễn Thị Hương Lan cựu Cục trưởng CLS-BNG Nhận hối lộ 18-19 năm tù
4. Tô Anh Dũng cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhận hối lộ 12-13 năm tù
5. Đỗ Hoàng Tùng cựu Phó Cục trưởng CLS-BNG Nhận hối lộ 9-10 năm tù
6.Trần Văn Dự cựu Phó Cục trưởng Cục QLXNC-BCA Nhận hối lộ 9-10 năm tù
7. Trần Văn Tân cựu Phó Chủ tịch ỦBND Quảng Nam Nhận hối lộ 8-9 năm tù
8. Vũ Sỹ Cường cựu cán bộ Cục QLXNC-BCA Nhận hối lộ 8-9 năm tù
9. Nguyễn Quang Linh cựu Trợ lý Phó Thủ tướng Nhận hối lộ 7-8 năm tù
10. Nguyễn Thanh Hải cựu Vụ trưởng Vụ QHQT-VPCP Nhận hối lộ 7-8 năm tù
11. Nguyễn Tiến Thân cựu chuyên viên Vụ QHQT-VPCP Nhận hối lộ 6-7 năm tù
12. Nguyễn Mai Anh cựu chuyên viên Vụ QHQT-VPCP Nhận hối lộ 6-7 năm tù
13. Nguyễn Hồng Hà cựu TLS Tại Osaka, Nhật Bản Nhận hối lộ 5-6 năm tù
14. Vũ Hồng Quang cựu Phó trưởng Phòng VTHK-CHK Nhận hối lộ 5-6 năm tù
15. Ngô Quang Tuấn cựu chuyên viên Vụ HTQT-Bộ GTVT); Nhận hối lộ 5-6 năm tù
16. Vũ Hồng Nam cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nhận hối lộ 4-5 năm tù:
17. Lê Tuấn Anh cựu Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự Nhận hối lộ 4-5 năm tù:
18. Chử Xuân Dũng cựu Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nhận hối lộ 4-5 năm tù:
19. Vũ Ngọc Minh : (cựu Đại sứ Việt Nam tại Angola); Nhận hối lộ 3-4 năm tù
20. Lưu Tuấn Dũng cựu Phó trưởng PBHCD, CLS-BNG Nhận hối lộ 2-3 năm tù
21. Lý Tiến Hùng cựu chuyên viên Vụ KHCNMT-BGDĐT) Nhận hối lộ 2-3 năm tù
22. Lê Hồng Sơn Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky Đưa hối lộ 11-12 năm tù
23. Nguyễn Thị Thanh Hằng Phó TGĐ Công ty Blue Sky Đưa hối lộ 10-11 năm tù
24. Hoàng Diệu Mơ Tổng Giám đốc Công ty An Bình Đưa hối lộ 8-9 năm tù
25. Nguyễn Tiến Mạnh Phó Giám đốc Công ty Lữ hành Việt); Đưa hối lộ 7-8 năm tù:
26. Nguyễn Thị Tường Vy Giám đốc Công ty ATA Đưa hối lộ 5-6 năm tù
27. Võ Thị Hồng Giám đốc Công ty Minh Ngọc Đưa hối lộ 5-6 năm tù
28. Lê Văn Nghĩa Giám đốc Công ty Nhật Min Đưa hối lộ 4-5 năm tù
29. Trần Thị Mai Xa Giám đốc Công ty MasterLife Đưa hối lộ 4-5 năm tù
30. Lê Thị Ngọc Anh (cán bộ Ban Đối ngoại Trung ương Đảng); Đưa hối lộ 4-5 năm tù
31. Nguyễn Thị Hiền trú tại Ngọc Lâm, Long Biên-HN Đưa hối lộ 3-4 năm tù
32. Đào Minh Dương Giám đốc Công ty Cổ phần Vijasun Đưa hối lộ 3-4 năm tù
33. Nguyễn Thị Dung Hạnh Giám đốc Công ty G19) Đưa hối lộ 3-4 năm tù
34. Vũ Thùy Dương Giám đốc Công ty Lữ hành Việt Đưa hối lộ 2-3 năm tù
35. Phan Thị Mai Giám đốc Công ty Sao Hà Nội Đưa hối lộ 2-3 năm tù
36. Vũ Minh Thắng Giám đốc Công ty Thuận An Đưa hối lộ 2-3 năm tù
37. Nguyễn Thế Dũng Giám đốc Công ty Sang Trọng Đưa hối lộ 2-3 năm tù
38. Phạm Bích Hằng ( 1969, trú tại Hạ Đình,Thanh Xuân, HN); Đưa hối lộ 2-3 năm tù
39. Trần Hồng Hà Giám đốc Công ty Sao Việt Đưa hối lộ 18-24 tháng tù
40. Trần Tiến Giám đốc Công ty Phi Trường); Đưa hối lộ 18-24 tháng tù
41. Phạm Bá Sơn nhân viên Công ty Thái Hòa Đưa hối lộ 18-20 tháng tù
42. Tào Đức Hiệp Giám đốc Công ty CĐ Đường sắt Đưa hối lộ 18-20 tháng tù
43. Đào Thị Chung Thúy trú tại Nguyễn Trãi, Hà Đông-HN Đưa hối lộ 12-18 tháng tù (hưởng án treo)
44. Trần Việt Thái cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 5-6 năm tù
45. Nguyễn Lê Ngọc Anh cựu cán bộ ĐSQ VN tại Malaysia Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 4-5 năm tù
46. Nguyễn Hoàng Linh cựu cán bộ ĐSQVN tại Malaysia Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 4-5 năm tù
47. Đặng Minh Phương cựu kế toán ĐSQVN tại Malaysia Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 2-3 năm tù
48. Nguyễn Anh Tuấn cựu Phó Giám đốc CA TP Hà Nội Môi giới hối lộ 6-7 năm tù
49. Bùi Huy Hoàng cựu CV Phòng KSBTN, CYTDP-Bộ Y tế Môi giới hối lộ 3-4 năm tù
50. Trần Quốc Tuấn Giám đốc Công ty TMDL Việt Nam Môi giới hối lộ 2-3 năm tù
51. Phạm Thị Kim Ngân cán bộ Phòng Trị sự, TC Thanh tra Môi giới hối lộ 2-3 năm tù
52. Hoàng Văn Hưng cựu Trưởng Phòng 5, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 19-20 năm tù
53. Trần Minh Tuấn Giám đốc Công ty CPXD Thái Hòa Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Đưa hối lộ 15-17 năm tù

(trong đó từ 14-15 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và từ 01-02 năm tù về tội “Đưa hối lộ)

54. Trần Thị Hà Liên Trú tại phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Môi giới hối lộ Do bị can bỏ trốn nên Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã tách hành vi “Môi giới hối lộ” để tiếp tục điều tra, xử lý ở giai đoạn sau

Trên đây là danh sách 54 bị can, bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu, vụ án được xác định là đặc biệt nghiêm trọng, trong bối cảnh tình hình COVID-19 bùng phát, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

1. Phạm Trung Kiên (cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế)

Phạm Trung Kiên (cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế) là người bị đề nghị mức án cao nhất trong vụ chuyến bay giải cứu với hình phạt là tử hình.

Trong ba phút trình bày phần đối đáp, Phạm Trung Kiên (cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế) hai lần nói “rất ăn năn, hối lỗi” về hành vi phạm tội.

Giống như khi trả lời thẩm vấn và tự bào chữa, ông Kiên tiếp tục khẳng định mình “không thúc ép doanh nghiệp đưa tiền” như cáo buộc từ viện kiểm sát và lời khai của một số chủ doanh nghiệp.

Trong phần luận tội, viện kiểm sát đánh giá cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên nhận hối lộ với “thủ đoạn trắng trợn nhất” với 253 lần nhận, tổng số 42,6 tỷ đồng nên đề nghị mức án tử hình.

Theo viện kiểm sát, ông Phạm Trung Kiên (cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế) được giao nhiệm vụ thư ký thứ trưởng Bộ Y tế nhưng đã lợi dụng chức vụ được giao gây khó khăn cho các đại diện tham gia chuyến bay combo và chuyến bay giải cứu. Kiên gây khó khăn để các doanh nghiệp phải đưa tiền theo yêu cầu.

Trong số hơn 42 tỉ đồng nhận hối lộ, Phạm Trung Kiên (cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế) đã trả lại khoảng 12 tỉ đồng cho doanh nghiệp, nộp khắc phục 15 tỉ đồng. Tại phiên tòa ngày 18-7, sau khi viện kiểm sát đề nghị mức án tử hình, gia đình bị cáo đã nộp thêm 8 tỉ đồng.

2. Vũ Anh Tuấn (nguyên phó trưởng phòng tham mưu)

Bị cáo Vũ Anh Tuấn (nguyên phó trưởng phòng tham mưu) là người trực tiếp liên hệ yêu cầu và thỏa thuận với các đại diện doanh nghiệp tham gia chuyến bay với chi phí từ 50 – 200 triệu đồng/chuyến bay hoặc phải chi phí 500.000-1.500.000 đồng/khách tùy từng thời điểm để được Cục QLXNC chấp thuận đề nghị của Bộ Ngoại giao về chuyến bay.

Trường hợp doanh nghiệp không đồng ý theo yêu cầu, Vũ Anh Tuấn sẽ “gây khó dễ” bằng việc, Cục QLXNC không chấp thuận hoặc trả lời sát ngày doanh nghiệp tổ chức chuyến bay buộc doanh nghiệp phải đưa hối lộ cho các cá nhân này.

Không những thế, Vũ Anh Tuấn còn phối hợp với Phạm Trung Kiên – Thư kí Thứ trưởng Bộ Y tế, yêu cầu, gợi ý, chỉ dẫn cho doanh nghiệp liên hệ, chi tiền cho Kiên để được Bộ Y tế trả lời nhanh và ngược lại.

Kết quả điều tra xác định Vũ Anh Tuấn nhận hối lộ hơn 27,3 tỉ đồng, hưởng lợi cá nhân gần 23 tỉ đồng. Ông Vũ Anh Tuấn đã nộp lại số tiền hơn 3,3 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.

3.  Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao)

Trong vụ án, bà Lan bị cáo buộc nhận hơn 25 tỷ đồng từ đại diện các doanh nghiệp khi thực hiện cấp phép chuyến bay giải cứu. Đến phiên tòa, HĐXX ghi nhận gia đình cựu Cục trưởng mới nộp khắc phục hơn 900 triệu đồng. Phần luận tội, đại diện Viện kiểm sát đề nghị tòa tuyên bà Lan mức án từ 19 – 20 năm tù giam.

Khi luận tội, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa xác nhận, bị cáo Lan và gia đình đã nộp 900 triệu đồng khắc phục hậu quả. Đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử truy thu đối với bị cáo Lan số tiền hơn 24 tỷ đồng để tịch thu, sung ngân sách Nhà nước

Cụ thể, đề nghị phong tỏa số tiền hơn 200 triệu đồng tại các ngân hàng và hàng loạt mã trái phiếu trị giá khoảng 5 tỷ đồng; tiếp tục kê biên các tài sản đứng tên bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan là một căn hộ chung cư ở Tòa nhà Grandeur Palace Giảng Võ, Hà Nội giá trị khoảng 15 tỷ đồng; căn hộ chung cư ở Tổ hợp Văn phòng, thương mại và chung cư cao cấp Golden Palace, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội giá trị khoảng 4,4 tỷ đồng và ô tô 5 chỗ nhãn hiệu LEXUS RX300 màu trắng giá trị khoảng 3 tỷ đồng. Tổng giá trị tài sản kê biên, thu giữ khoảng 29 tỷ đồng.

“Bị cáo luôn coi công dân bị mắc kẹt vì dịch bệnh, gặp khó khăn ở nước ngoài như người thân của gia đình”, bà Lan nói, do đó, cần phải hỗ trợ để đưa họ về nước trong thời gian sớm nhất.

4. Tô Anh Dũng (cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao)

Kết quả điều tra xác định cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng và đại diện 13 doanh nghiệp không thỏa thuận về số tiền sẽ phải chung chi nhưng cả hai bên đều hiểu việc doanh nghiệp được tham gia tổ chức chuyến bay sẽ có lợi nhuận.

Lần đầu tiên vào tháng 5-2020, tại phòng làm việc của cựu thứ trưởng ở Bộ Ngoại giao, ông Tô Anh Dũng gặp bà Hoàng Diệu Mơ (tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình) và đã giới thiệu công ty của bà Mơ với Hãng hàng không Vietnam Airlines để tổ chức chuyến bay combo.

Theo cáo trạng, ông Tô Anh Dũng đã tám lần nhận hối lộ của nữ tổng giám đốc Diệu Mơ tổng số tiền 8,5 tỉ. Trong đó 6 lần Tô Anh Dũng nhận tiền tại phòng làm việc và hai lần nhận tiền ở gần cổng trụ sở Bộ Ngoại giao.

29 lần khác, ông Tô Anh Dũng nhận tiền của các doanh nghiệp cũng diễn ra tại phòng làm việc của thứ trưởng, ngoài quán cà phê hoặc nhà hàng.

Đại diện doanh nghiệp sẽ phải chi tiền “cảm ơn” và thực tế ông Tô Anh Dũng đã nhiều lần nhận tiền hối lộ. Tổng cộng ông Tô Anh Dũng bị quy kết nhận hối lộ 21,5 tỉ của các doanh nghiệp trong vụ “chuyến bay giải cứu”.

Là người đầu tiên nói lời sau cùng, ngay khi bắt đầu trình bày, cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng phân trần: “Đối với tôi, phải đứng trước bục xét xử và nói lên những điều này là vô cùng đau đớn, tủi hổ”. Phần trình bày của ông Dũng đôi lúc bị ngắt quãng vì cựu thứ trưởng khóc nức nở.

5. Đỗ Hoàng Tùng (Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao)

Theo cáo trạng, Đỗ Hoàng Tùng (Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao) được phân công trực tiếp chỉ đạo Phòng bảo hộ công dân tập hợp, đề xuất, xây dựng kế hoạch, dự thảo danh sách doanh nghiệp tham gia tổ chức chuyến bay, ký nháy, trình Nguyễn Thị Hương Lan (Cục trưởng) duyệt, ký và trình Tô Anh Dũng (Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) ký văn bản xin ý kiến Tổ công tác 4 Bộ/5 Bộ, Ngành và trình lãnh đạo Chính phủ phê duyệt. Sau đó, Đỗ Hoàng Tùng ký thông báo cho cơ quan, địa phương, doanh nghiệp để tổ chức chuyến bay.

Từ tháng 11/2020 đến tháng 12/2021, 15 cá nhân đại diện cho các doanh nghiệp đã gặp, đặt vấn đề, đưa hối lộ 38 lần cho Đỗ Hoàng Tùng để được cấp phép các chuyến bay.

Cụ thể, tháng 11/2020, Hoàng Diệu Mơ (Tổng Giám đốc Cty An Bình) đến liên hệ, đặt vấn đề và được Đỗ Hoàng Tùng đồng ý sớm cấp phép các chuyến bay cho Cty An Bình và 5 công ty liên kết. Trong quá trình giải quyết phê duyệt các chuyến bay combo cho nhóm Cty An Bình, Đỗ Hoàng Tùng đã nhận hối lộ 7 lần tổng số tiền 2,6 tỷ đồng.

Tương tự, khoảng tháng 3/2021, tháng 4/2021, Lê Văn Nghĩa (Giám đốc Cty Nhật Minh) liên hệ qua điện thoại, gặp, đặt vấn đề và được Đỗ Hoàng Tùng đồng ý giúp đỡ để cấp phép các chuyến bay cho Cty Nhật Minh. Trong quá trình giải quyết phê duyệt các chuyến bay cho Cty Nhật Minh, Đỗ Hoàng Tùng đã nhận hối lộ 4 lần tổng số tiền 40.500 USD

Tháng 7/2021, Vũ Sỹ Cường (cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an) thông qua Lê Tuấn Anh nhờ Cục Lãnh sự giúp phê duyệt cấp phép chuyến bay cho Cty Sora của Võ Thị Hồng. Trong quá trình cấp phép các chuyến bay, Vũ Sỹ Cường đã đưa 158 triệu đồng cho Lê Tuấn Anh để Tuấn Anh chuyển cho Tùng tại phòng làm việc của Tùng ở trụ sở Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao.

Như vậy, trong quá trình cấp phép các chuyến bay, từ tháng 11/2020 đến tháng 12/2021, Đỗ Hoàng Tùng đã nhận hối lộ 38 lần tổng số hơn 12,2 tỷ đồng của 15 cá nhân.

6.Trần Văn Dự (cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh)

Cáo trạng của Viện KSND tối cao xác định, bị cáo Trần Văn Dự đã nhận hối lộ 7,6 tỷ đồng. Đây là số tiền các doanh nghiệp đưa cho cấp dưới của bị cáo Dự, để chuyển lại cho bị cáo Dự. Khi luận tội, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Dự từ 9 – 10 năm tù về tội nhận hối lộ.

Bào chữa cho mình, bị cáo Dự thừa nhận cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố mình là đúng, nhưng cho rằng mình nhận hối lộ chỉ là “vô tình”. Bị cáo Dự cho biết, bị cáo được giao thẩm quyền trong Tổ công tác gồm đại diện 5 bộ nên có thẩm quyền tương đương với bị cáo Tô Anh Dũng, khi đó là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Theo lời của bị cáo Dự, qua hồ sơ tài liệu chứng minh, không có doanh nghiệp nào đến đặt vấn đề với bị cáo về việc tạo điều kiện, hoặc chia sẻ lợi nhuận cho bị cáo.

“Có hai doanh nghiệp đến tặng tôi 100 triệu đồng, nhưng để tìm hiểu thêm thông tin người Việt Nam về bằng giấy miễn thị thực, không phải liên quan chuyến bay giải cứu”, bị cáo Dự cho biết.

“Cấp dưới của tôi là Vũ Anh Tuấn khi đưa tiền cho tôi đều nói, là quà biếu, là lộc doanh nghiệp tổ chức xong chuyến bay giải cứu, người ta có lòng nên người ta nghĩ đến anh em, chứ không ai nói với tôi là tiền hối lộ”, bị cáo Dự bào chữa.

“Lúc đó, tôi sắp nghỉ hưu rồi nên không muốn mang tiếng là chợ chiều, là vơ bèo vạt tép. Nhưng một bị cáo trong vụ án này lại nói với tôi rằng, một số doanh nghiệp tắt máy không liên lạc được…”, lời của bị cáo Dự.

“Tôi không né tránh, vì trách nhiệm là người chỉ huy, trách nhiệm là người đồng hành với cán bộ cấp dưới nên tôi sẵn sàng chia sẻ những rủi ro, những gì không đúng…”, bị cáo Dự trần tình” 1.

7. Trần Văn Tân (cựu phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam)

Tại phiên toà, bị cáo Trần Văn Tân, cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – người đã 9 lần nhận số tiền 5 tỉ đồng, cho rằng đã muốn trả lại “quà cảm ơn” song vì công tác phòng chống dịch áp lực nên không thực hiện được

Tại phiên toà, bị cáo Trần Văn Tân cho biết trước khi bị khởi tố, bị cáo là Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, được phân công là phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19. Tháng 5-2021, Nguyễn Thị Thanh Hằng, phó tổng giám đốc Công ty Bluesky, có đi cùng một người để tiếp xúc đề nghị tỉnh Quảng Nam giúp đỡ cho doanh nghiệp “đây cũng là chủ trương của Chính phủ”.

Cựu phó chủ tịch Quảng Nam thừa nhận trong quá trình cấp phép cách ly tại tỉnh, bị cáo đã nhận “quà cảm ơn” từ bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng như cơ quan tố tụng đã cáo buộc. Theo đó, bị cáo đã nhận 9 lần, với tổng số tiền 5 tỉ đồng.

“Bị cáo nhận thức được rằng đây là tiền của doanh nghiệp không phải ngân sách nhà nước. Khi tới gặp, bị cáo Hằng nói cám ơn và quà sinh nhật. Ngay từ lần nhận đầu tiên, bị cáo nghĩ sẽ trả cho chị Hằng song thời điểm phòng chống dịch rất áp lực nên thời gian trôi qua. Bị cáo có sai sót, đáng lẽ không được nhận khoản tiền này” – cựu phó chủ tịch Quảng Nam khai.

Chủ toạ Bùi Quang Huy truy hỏi: “Tại sao nghĩ như vậy vẫn nhận nhiều lần tiếp theo?”, bị cáo Tân đáp “lần thứ 2 (theo cáo trạng bị cáo nhận 450 triệu đồng từ Hằng) gặp bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng nói tặng quà sinh nhật, bị cáo nghĩ đã nhận lần 1 rồi, trả lại là rất khó. Bị cáo đã dùng tiền vào việc rất ý nghĩa” 2.

8. Vũ Sỹ Cường (cựu cán bộ Cục QLXNC-BCA)

Vũ Anh Tuấn (Phó Trưởng phòng, Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban chỉ đạo) đã chỉ đạo Vũ Sỹ Cường (thành viên Tổ tham mưu) nghiên cứu, đề xuất và soạn thảo văn bản trình bị can Vũ Anh Tuấn duyệt, ký nháy trước khi trình bị can Trần Văn Dự ký văn bản trả lời Bộ Ngoại giao. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, 3 cá nhân thuộc Cục QLXNC đã tạo thành lợi ích nhóm.

Quá trình thực thi công vụ, bị can Vũ Anh Tuấn đã thống nhất với bị can Phạm Trung Kiên, cán bộ Bộ Y tế chủ động liên hệ với các doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp phải “chung chi” số tiền từ 500 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng/1 khách hoặc 100 đến 200 triệu đồng/1 chuyến bay tùy từng thời điểm thì mới đồng ý đề xuất cho doanh nghiệp được thực hiện chuyến bay. Kết quả điều tra xác định, bị can Vũ Anh Tuấn đã nhận hối lộ hơn 27 tỷ đồng, hưởng lợi cá nhân hơn 22 tỷ đồng.

Cơ quan ANĐT Bộ Công an xác định, quá trình thực hiện công tác chuyên môn, thực hiện chỉ đạo của bị can Trần Văn Dự, Vũ Anh Tuấn, bị can Vũ Sỹ Cường đã liên hệ, nhận tiền của đại diện các doanh nghiệp. Ngoài ra, bị can Cường còn tự trao đổi, thỏa thuận, nhận tiền của đại diện doanh nghiệp.

Kết quả điều tra xác định, bị can Vũ Sỹ Cường đã nhận hối lộ hơn 9,3 tỷ đồng, hưởng lợi hơn 5,5 tỷ đồng” 3.

9. Nguyễn Quang Linh (Cựu trợ lý nguyên phó thủ tướng Phạm Bình Minh)

Theo cáo trạng, ông Nguyễn Quang Linh khi giữ vai trò là trợ lý của phó thủ tướng, có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất phó thủ tướng phê duyệt chuyến bay cho cơ quan, tổ chức.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công vụ, ông Nguyễn Quang Linh đã lợi dụng vị trí công tác giúp Công ty Lữ Hành Việt, Công ty ATA, Investco được phê duyệt nhiều chuyến bay giải cứu trong dịch COVID-19 khi chưa có sự thống nhất, đề xuất của Tổ công tác 5 bộ.

Ông Nguyễn Quang Linh đã giúp các công ty trên được phê duyệt gần 30 chuyến bay giải cứu, chuyến bay combo trong thời điểm dịch COVID-19.

Kết quả điều tra xác định ông Nguyễn Quang Linh đã nhận hối lộ của Công ty Lữ Hành Việt và bị can Nguyễn Mai Anh tổng số tiền 180.000 USD và 100 triệu đồng, tương đương hơn 4,2 tỉ đồng.

Quá trình điều tra, ông Nguyễn Quang Linh và gia đình đã nộp khắc phục số tiền trên 4,4 tỉ đồng.

Ông Linh được đánh giá “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tích cực hợp tác với cơ quan điều tra” nên được đề nghị áp dụng những tình tiết giảm nhẹ khi định khung hình phạt” 4.

10. Nguyễn Thanh Hải (Vụ trưởng Quan hệ quốc tế của Văn phòng Chính phủ)

Ông Nguyễn Thanh Hải, Vụ trưởng Quan hệ quốc tế của Văn phòng Chính phủ đã trực tiếp chỉ đạo, phân công cho các chuyên viên Vụ QHQT tiếp nhận hồ sơ của các doanh nghiệp.

Do ông Nguyễn Tiến Thân (cựu chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế) khi đó là thành viên Tổ phòng chống dịch Covid-19 thuộc Văn phòng Chính phủ nên hầu hết hồ sơ các doanh nghiệp xin cấp phép chuyến bay, ông Hải giao cho ông Thân là đầu mối chính để nghiên cứu, tham mưu, đề xuất (thông qua phiếu trình) lãnh đạo trong việc xét duyệt.

Đại diện một số doanh nghiệp đã đặt vấn đề nhờ xin cấp phép các chuyến bay. Lúc này, ông Nguyễn Tiến Thân đã tiếp nhận hồ sơ, báo cáo đề xuất.

Những đề xuất từ ông Thân được ông Nguyễn Thanh Hải đồng ý duyệt, ký các phiếu trình lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ cấp phép cho nhiều doanh nghiệp được tổ chức chuyến bay đưa công dân về nước khi chưa có ý kiến thống nhất, đề xuất của Tổ công tác liên Bộ.

Từ tháng 11/2020 đến tháng 6/2021, các ông Hải, Thân đã nhận hối lộ 8 lần, số tiền hơn 3,6 tỷ đồng của 4 cá nhân trong việc đề xuất chủ trương cấp phép chuyến bay. Bị cáo Nguyễn Thanh Hải hưởng lợi hơn 2,3 tỷ đồng, bị cáo Nguyễn Tiến Thân hưởng lợi hơn 1,3 tỷ đồng” 5

11. Nguyễn Tiến Thân (cựu chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế -VPCP)

12. Nguyễn Mai Anh (chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế Văn phòng Chính phủ)

Bà Nguyễn Mai Anh, sinh năm 1976 tại Quảng Ninh, nghề nghiệp: Chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế Văn phòng Chính phủ;

13. Nguyễn Hồng Hà (cựu cán bộ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản)

14. Vũ Hồng Quang (nguyên Phó Trưởng phòng vận tải Hàng không, Cục Hàng không Việt Nam)

Cơ quan ANĐT Bộ Công an làm rõ sai phạm của bị can Vũ Hồng Quang, nguyên Phó Trưởng phòng vận tải Hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ GTVT.

Vũ Hồng Quang có nhiệm vụ tiếp nhận, xem xét, ra quyết định cấp phép bay cho các Hãng hàng không thực hiện các chuyến bay “combo” do doanh nghiệp tổ chức sau khi có sự phê duyệt của VPCP và Tổ công tác 4 Bộ/5 Bộ. Trong quá trình các doanh nghiệp triển khai thực hiện chuyến bay “combo” đưa công dân về nước, có một số chuyến bay doanh nghiệp không thuê được tàu bay to để chở hết số lượng khách được duyệt nên phải thuê hai tàu bay nhỏ dẫn đến phát sinh chi phí, trong khi vẫn còn ghế trống khách.

Để tránh lãng phí và có thêm lợi nhuận, một số doanh nghiệp đã trao đổi, thỏa thuận và được Vũ Hồng Quang đồng ý cấp phép bay theo số lượng khách vượt so với thực tế đã được duyệt.

Với thỏa thuận này, Vũ Hồng Quang đã cấp phép bay vượt quá số lượng khách và chỉ đạo Nguyễn Mạnh Trường triển khai cấp phép bay trái quy định theo yêu cầu của 2 doanh nghiệp, nhận hối lộ 1,974 tỉ đồng” 6.

15. Ngô Quang Tuấn (cựu chuyên viên Vụ hợp tác quốc tế, bộ GTVT)

Theo cáo trạng, Bộ Giao thông Vận tải phân công Ngô Quang Tuấn và một số chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế nghiên cứu, đề xuất việc giải quyết cấp phép các chuyến bay, trình lãnh đạo Bộ duyệt, ký.

Trong quá trình đề xuất giải quyết cấp phép các chuyến bay combo, Nguyễn Thị Tường Vy, Phan Thị Mai đã liên hệ, đặt vấn đề và được Ngô Quang Tuấn đồng ý giúp giải quyết cấp phép các chuyến bay.

Từ tháng 9/2021 đến tháng 12/2021, Ngô Quang Tuấn đã nhận 9 lần, tổng số tiền là 1,6 tỷ đồng và 10.000 USD của 4 cá nhân, trong đó nhận của Nguyễn Thị Tường Vy số tiền 1,3 tỷ đồng trong 5 lần chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng Teckcombank của bà Ngô Thị Lan Phương, chị gái Tuấn; bị cáo Phan Thị Mai, Giám đốc công ty Sao Hà Nội đưa 200 triệu đồng; bị cáo Lê Tuấn Anh, cựu Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự đưa 10.000 USD… Tuy nhiên, bị cáo Tuấn không thừa nhận các khoản tiền trên.

Tại phiên tòa, cựu chuyên viên Vụ Hợp phác quốc tế cũng phủ nhận việc nhận tiền của các cá nhân trên trong việc thực hiện đề xuất giải quyết cấp phép các chuyến bay giải cứu.

Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Ngô Quang Tuấn trình bày, bị cáo không có hành vi sách nhiễu bất kỳ doanh nghiệp nào khi các doanh nghiệp đề xuất giải quyết cấp phép các chuyến bay. Về khoản tiền mà bị cáo Nguyễn Thị Tường Vy chuyển cho chị gái bị cáo là Ngô Thị Lan Phương, bị cáo Tuấn cho rằng mình không biết gì về các giao dịch chuyển tiền này.

Bà Ngô Thị Lan Phương cũng cho rằng, số tiền mà bị cáo Vy gửi cho bà Phương là số tiền giao dịch dân sự liên quan đến mua đất và em trai bà Phương là bị cáo Tuấn không hề biết.

Bị cáo Ngô Quang Tuấn cũng cho rằng, trước khi bị bắt, bị cáo chưa gặp bị cáo Phan Thị Mai và không thỏa thuận gì với bị cáo Mai về việc đưa tiền.

Tuy nhiên, trả lời trước HĐXX, bị cáo Phan Thị Mai, Giám đốc Công ty Sao Hà Nội khẳng định có đưa cho bị cáo Ngô Quang Tuấn 200 triệu vào cuối tháng 10 ở quán cà phê Highland ở Hoàng Đạo Thúy.

“Bị cáo được cấp phép tổng là 13 chuyến bay. Trong 13 chuyến này, bị cáo có liên hệ bị cáo Tuấn và gặp bị cáo Tuấn. Việc bị cáo đưa cho Tuấn 200 triệu đồng là để nhờ bị cáo Tuấn hỗ trợ xét duyệt các chuyến bay của bị cáo khi có công văn gửi sang Bộ Giao thông” – bị cáo Mai trình bày trước tòa.

Còn bị cáo Lê Tuấn Anh cho biết: “Trước khi bị bắt, tôi là Chánh văn phòng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao. Tôi biết anh Tuấn trong việc tham gia vào các cuộc họp của Bộ Ngoại giao. Tôi chỉ sang phòng làm việc của anh Tuấn 1 lần duy nhất. Tôi đã đưa cho bị cáo Ngô Quang Tuấn 10.000 USD tại phòng làm việc của tôi và có chị Phan Thị Minh Giang là người tập sự ở phòng của tôi thấy” 7.

16. Vũ Hồng Nam (cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản)

Cáo trạng xác định, năm 2018, bị cáo Vũ Hồng Nam được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản, có trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đại sứ quán, trong đó có việc bảo hộ công dân.

Thời điểm diễn ra đại dịch COVID-19, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật đã tổ chức 57 chuyến bay giải cứu đưa công dân về nước. Do số lượng công dân tại Nhật rất lớn, bị cáo Vũ Hồng Nam đã gửi nhiều công điện, điện mật đề nghị Chính phủ tăng cường các chuyến bay.

Sau đó, Vũ Hồng Nam ký các công điện gửi UBND các tỉnh: Khánh Hòa, Thanh Hóa, Thái Nguyên, xin cách ly cho công dân và gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19, Bộ Y tế, Cục Lãnh sự… để xin phê duyệt chuyến bay do Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức.

Từ tháng 11/2020 – 9/2021, bị cáo Vũ Hồng Nam đã xin phê duyệt được 6 chuyến bay combo, đưa khoảng 1.490 công dân từ Nhật về giao cho Công ty Nhật Minh do ông Lê Văn Nghĩa làm Giám đốc.

Ở phần khai báo, bị cáo Vũ Hồng Nam thừa nhận giúp Công ty Nhật Minh bán vé máy bay. Theo ông, doanh nghiệp này xuất hiện đúng thời điểm mà Đại sứ quán đang xin cấp phép chuyến bay nên chấp nhận hợp tác. Quá trình thực hiện, bị cáo Vũ Hồng Nam hai lần được ông Nghĩa ‘biếu’ các túi quà bên trong có 60.000USD và 450 triệu đồng.

“Bị cáo mang túi quà về nhà mở ra mới biết là tiền, bị cáo sau đó có liên hệ để trả lại cho doanh nghiệp nhưng không kiên quyết. Đây là lỗi lầm bị cáo phải trả giá cho sai phạm của mình”, ông Nam nói.

Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt ông Vũ Hồng Nam mức án từ 4 – 5 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Ông Vũ Hồng Nam bị cáo buộc nhận hơn 1,8 tỷ đồng từ đại diện các doanh nghiệp” 8.

17. Lê Tuấn Anh (cựu Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự)

Ông Lê Tuấn Anh (sinh năm 1982, quê quán Hưng Yên), Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

18. Chử Xuân Dũng (cựu Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội)

Chiều 18-7, phiên tòa xét xử vụ án chuyến bay giải cứu tiếp tục phần tranh tụng, bị cáo Chử Xuân Dũng – cựu phó chủ tịch UBND Hà Nội

Tại Hà Nội, với chức trách được giao, bị can Chử Xuân Dũng, cựu Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã ký 66 văn bản đồng ý cho 16 công ty được đưa công dân từ nước ngoài về cách ly tại địa bàn. Trong số 16 công ty được ông Chử Xuân Dũng ký duyệt, Cơ quan ANĐT xác định ông Chử Xuân Dũng đã nhận tổng cộng hơn 2 tỉ đồng của bị can Lê Thị Ngọc Anh (chuyên viên Phòng Nhà khách Vụ Lễ tân, Ban đối ngoại T.Ư) và bị can Trần Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Thái Hòa để cấp phép cho 4 công ty được đưa người về cách ly tại Hà Nội.

Đối với hành vi nhận tiền từ Lê Thị Ngọc Anh, Cơ quan ANĐT xác định ngày 10.6.2021, Ngọc Anh được chị dâu của ông Dũng kết nối, gặp mặt tại phòng làm việc của ông Dũng tại trụ sở UBND TP.Hà Nội. Tại đây, Ngọc Anh đặt vấn đề nhờ ông Dũng giúp đỡ phê duyệt chủ trương cho các doanh nghiệp của mình tổ chức cho công dân về cách ly trên địa bàn và được đồng ý, hướng dẫn làm hồ sơ.

Trong quá trình xin chấp thuận chủ trương cách ly, Ngọc Anh đã gặp ông Dũng 5 lần, trong đó 4 lần chi tiền hối lộ. Những lần gặp này đều diễn ra tại phòng làm việc của ông Dũng tại trụ sở UBND TP.Hà Nội.

Lần 1, ngày 16.6.2021, Ngọc Anh gặp ông Dũng nhờ phê duyệt cho 86 khách và được đồng ý. Trước khi ra về, Ngọc Anh để lại phong bì chứa 8.000 USD (tương đương gần 185 triệu đồng).

Lần 2, ngày 15.7.2021, Ngọc Anh đến gặp ông Chử Xuân Dũng xin chủ trương cách ly cho 56 khách. Tại đây, Ngọc Anh đưa cho ông Dũng 6.000 USD (tương đương gần 140 triệu đồng).

Lần 3, ngày 23.7.2021, Ngọc Anh gặp ông Chử Xuân Dũng xin chủ trương cách ly cho 460 khách và đưa cho ông Dũng 10.000 USD (tương đương hơn 232 triệu đồng) và 300 triệu đồng.

Lần 4, ngày 31.8.2021, Ngọc Anh đến gặp ông Chử Xuân Dũng xin chủ trương cách ly cho 920 khách và chi cho ông Dũng 30.000 USD (tương đương gần 694 triệu đồng).

Lần 5, Ngọc Anh đến gặp ông Chử Xuân Dũng xin chủ trương cách ly cho đoàn khách của Công ty Phượng Hoàng. Tuy lần này Ngọc Anh không đưa tiền nhưng ông Dũng vẫn ký công văn đồng ý như 4 lần trước.

Ngoài Ngọc Anh, Cơ quan ANĐT cũng xác định ông Chử Xuân Dũng đã nhận 3 lần với tổng số tiền 500 triệu đồng từ Trần Minh Tuấn.

Bên cạnh đó, kết quả điều tra còn xác định ông Chử Xuân Dũng nhận 100 triệu đồng của bị can Hoàng Diệu Mơ, Tổng giám đốc Công ty An Bình vào tháng 9.2021 và tháng 12.2021; nhận 5.000 USD của bị can Trần Thị Mai Xa, Giám đốc Công ty Masterlife vào tháng 11.2021.

Tuy nhiên, Mơ và Mai Xa khai đưa tiền cho ông Chử Xuân Dũng là để “cảm ơn” vì đã giúp các doanh nghiệp của mình được tổ chức chuyến bay mà không trao đổi, thỏa thuận trước. Do vậy Cơ quan ANĐT không kết luận hành vi nhận hối lộ với 2 khoản tiền này” 9.

19. Vũ Ngọc Minh (cựu Đại sứ Việt Nam tại Angola)

Theo bản kết luận điều tra của Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an liên quan vụ “chuyến bay giải cứu”, cựu Đại sứ Việt Nam tại Angola Vũ Ngọc Minh bị cáo buộc có hành vi nhận hối lộ 864 triệu đồng.

Cụ thể, tháng 11/2021, bị can Đào Minh Dương (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vijasun) liên hệ với Vũ Ngọc Minh, giới thiệu Vijasun đang làm thủ tục xin cấp phép tổ chức chuyến bay đưa công dân Việt Nam ở Angola về nước đầu năm 2022.

Đồng thời bị can Dương đặt vấn đề nhờ Vũ Ngọc Minh với tư cách là Đại sứ Việt Nam tại Angola tạo mọi điều kiện tốt nhất để chuyến bay thành công. Vũ Ngọc Minh đồng ý và đề nghị Vijasun có văn bản gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Angola về việc này để Minh hỗ trợ, giúp đỡ.

Cuối tháng 11/2021, Vũ Ngọc Minh về Việt Nam dự hội nghị. Thời gian này, Minh đã gặp Vũ Ngọc Minh, thống nhất với vai trò Đại sứ sẽ hỗ trợ Vijasun trong các việc: Đăng thông tin chuyến bay trên website Đại sứ quán; chuyển danh sách công dân đăng ký cho Vijasun và hỗ trợ thủ tục xin cấp phép bay với chuyến bay combo mà Vijasun tổ chức đưa công dân Việt Nam từ Angola về nước.

Hai bên thỏa thuận, Đào Minh Dương sẽ phải chi phí cho Vũ Ngọc Minh số tiền 3 triệu đồng/khách.

Đến ngày 9/1/2022, Vijasun tổ chức chuyến bay combo đưa 298 công dân từ Angola về nước. Nhưng do chuyến bay này có 288 người lớn và 10 trẻ em, nên Đào Minh Dương chỉ chuyển cho Vũ Ngọc Minh số tiền hối lộ là 288 x 3 triệu đồng, tương đương 864 triệu đồng.

Ngày 13/1/2022, Đào Minh Dương chuyển 864 triệu vào tài khoản của Vũ Ngọc Minh. Đến khi vụ việc “chuyến bay giải cứu” bị điều tra, ngày 13/10/2022, Vũ Ngọc Minh đã chuyển trả 864 triệu đồng vào tài khoản của Dương.

Tuy nhiên, cơ quan điều tra vẫn xác định Vũ Ngọc Minh đã có hành vi nhận hối lộ 864 triệu đồng.

Ngày 3/12/2022, Vũ Ngọc Minh bị khởi tố bị can, bắt tạm giam về hành vi Nhận hối lộ; Đào Minh Dương bị bắt về hành vi Đưa hối lộ 10.

20. Lưu Tuấn Dũng (cựu Phó trưởng PBHCD, CLS-BNG)

Lưu Tuấn Dũng, cựu Phó Trưởng phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ hơn 500 triệu đồng.

21. Lý Tiến Hùng (cựu chuyên viên Vụ KHCNMT-BGDĐT)

Lý Tiến Hùng (SN 1969, Nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, hiện là Chuyên viên Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhận hối lộ hơn 400 triệu đồng, bị khởi tố về tội “Nhận hối lộ”, quy định tại Điều 354 Bộ Luật Hình sự.

22. Lê Hồng Sơn (Tổng Giám đốc Công ty Bầu Trời Xanh Blue Sky)

Theo kết luận, để được thuận lợi thực hiện các chuyến bay đưa người từ nước ngoài về Việt Nam, cả hai bị can Sơn và Hằng đã trực tiếp hoặc thông qua mối quan hệ đặt vấn đề, đưa hối lộ cho các cá nhân có nhiệm vụ, quyền hạn để được phê duyệt, hỗ trợ tổ chức chuyến bay; phê duyệt chủ trương cách li y tế, cấp phép vượt số lượng khách.

NLĐ – “Do cùng góp vốn để kinh doanh, điều hành hoạt động của Công ty Bluesky nên Sơn và Hằng đã cùng bàn bạc, thống nhất mức tiền chi, cùng kết nối, đưa tiền cho các cán bộ có thẩm quyền. Theo đó, trong quá trình xin 109 chuyến bay, xin chủ trương cách li y tế, Sơn và Hằng đã chi phí tổng cộng hơn 38,5 tỉ đồng. Trong đó, 2 bị can này đã đưa cho bị can Tô Anh Dũng, cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao, 5 tỉ đồng; Nguyễn Thị Hương Lan, cựu cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao 5,9 tỉ; Đỗ Hoàng Tùng, cựu phó cục trưởng Cục Lãnh sự 2,6 tỉ đồng; đưa cho Phạm Trung Kiên, cựu thư kí Thứ trưởng Bộ Y tế, 6 tỉ đồng; Trần Văn Tân, cựu phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, 5 tỉ đồng; Nguyễn Thanh Hải, cựu vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế, Văn phòng Chính phủ, 5 tỉ đồng; Nguyễn Tiến Thân chuyên viên Vụ này, 3,2 tỉ đồng…

Ngoài ra, khi cơ quan điều tra vào cuộc, bị can Sơn và Hằng đã bàn bạc để “chạy tội”. Hằng là người đại diện liên hệ, gặp và đưa cho bị can Nguyễn Anh Tuấn, cựu phó giám đốc Công an TP Hà Nội, 2,8 triệu USD để “lo” cho cả 2 không bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, Cơ quan ANĐT cho rằng chỉ đủ cơ sở kết luận bị can Tuấn đã nhận 2.650.000 USD (tương đương 61,6 tỉ đồng) từ Hằng.

Sau đó, bị can Tuấn khai đã đưa cho Hoàng Văn Hưng, cựu trưởng phòng Điều tra (Cục ANĐT, Bộ Công an), 2.250.000 USD để “lo” cho Hằng và Sơn; 400.000 USD còn lại dùng việc cá nhân.

Tuy nhiên, Căn cứ vào kết quả điều tra, Cơ quan ANĐT Bộ Công an xác định chỉ đủ căn cứ kết luận Hoàng Văn Hưng đã nhận 800.000 USD từ Nguyễn Anh Tuấn. Bị can Hưng bị cáo buộc đưa ra những thông tin không đúng sự thật về vai trò của bản thân trong việc xử lí vụ án chuyến bay giải cứu. Thời điểm nhận tiền, bị can Hưng đã bị điều chuyển công tác, không còn liên quan đến quá trình điều tra vụ án này. Do đó, hành vi của bị can Hưng được xác định phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo kết luận điều tra, bị can Lê Hồng Sơn và Nguyễn Thị Thanh Hằng phạm tội “Đưa hối lộ”, với số tiền hơn 100 tỉ đồng. Trong quá trình điều tra, 2 bị can đã nhận thức được hành vi phạm tội của bản thân, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tích cực hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án” 11

Lao động – “Thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho biết, Công ty TNHH Thương mại, Dịch vụ và Du lịch Bầu trời xanh (Blue Sky) được thành lập ngày 19.7.2002, có địa chỉ tại phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội. Doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là điều hành tour du lịch.

Đáng nói, dù chi ra 100 tỉ để hối lộ quan chức và “chạy án” nhằm không bị xử lý hình sự, thế nhưng thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho biết, tổng số lao động tại Blue Sky chỉ vỏn vẹn 5 người.

Cập nhật tại ngày 23.03.2022, vốn điều lệ Blue Sky đạt 15 tỉ đồng, trong đó ông Lê Hồng Sơn (SN 1975) góp 70% vốn và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng (SN 1972) góp 30% còn lại. Bà Thanh Hằng đồng thời được giới thiệu là người đại diện pháp luật của Blue Sky.

Tuy nhiên, sau khi những sai phạm liên quan đến chuyến bay giải cứu, đồng thời ngày 8.12.2022, ông Lê Hồng Sơn – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại, Dịch vụ và Du lịch Bầu trời xanh bị khởi tố về tội “đưa hối lộ”, thì đến ngày 20.12.2022 thượng tầng tại Blue Sky có sự biến động.

Cụ thể, theo công bố của doanh nghiệp, tại ngày 20.12.2022, bà Nguyễn Thị Thanh Hằng và ông Lê Hồng Sơn không còn là cổ đông tại công ty Blue Sky. Thay vào đó, xuất hiện hai cổ đông mới là ông Nguyễn Đức Anh nắm giữ 30% vốn Blue Sky và bà Phạm Thị Như Quỳnh nắm giữ 70% còn lại. Bà Như Quỳnh cũng thay thế bà Nguyễn Thị Thanh Hằng đảm nhiệm vai trò người đại diện pháp luật Blue Sky.

Liên quan đến vụ án này, tại tòa, trả lời về mục đích đưa tiền, bị cáo Hằng cho biết, để được cấp phép chuyến bay. Bởi, trước khi đưa tiền, công ty của bị cáo có xin phép nhưng được phê duyệt không nhiều, thường thì sát giờ bay mới được cấp phép. Nhờ có việc đưa hối lộ, công ty này được cấp phép 109 chuyến bay giải cứu” 12.

23. Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó tổng giám đốc Công ty Blue Sky)

Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng khai, khi vụ án có dấu hiệu bại lộ, bà đã đến gặp bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, khi đó là Phó Giám đốc Công an Hà Nội để xin “tư vấn” thì được giới thiệu với bị cáo Hoàng Văn Hưng, khi đó là Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an – là điều tra viên vụ án chuyến bay giải cứu, để tìm cách “chạy án”.

Sáng 12/7, khi trả lời xét hỏi, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng giám đốc Công ty Bluesky) khai với HĐXX rằng, đã đưa hối lộ tổng cộng 63 lần với tổng số tiền hơn 38,5 tỷ đồng để xin cấp phép và tổ chức 109 chuyến bay giải cứu. Theo Hằng, bị cáo không thể nhớ hết được chi tiết việc đưa tiền, bởi quá nhiều lần và nhiều người.

Liên quan đến hành vi đưa tiền “chạy án”, bị cáo Hằng cho hay, trước đó từng bị cơ quan An ninh điều tra triệu tập lên làm việc liên quan đến các vấn đề tổ chức chuyến du lịch. Sau này, khi vụ án có dấu hiệu bại lộ, Hằng đã đến gặp bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, khi đó là Phó Giám đốc Công an Hà Nội để xin “tư vấn”.

Nguyễn Thị Thanh Hằng khai, giữa hai người vốn thân quen từ trước, khi gặp nhau, cựu Thiếu tướng có khuyên Hằng nên ra đầu thú. Song, ông Tuấn vẫn giới thiệu Hằng với bị cáo Hoàng Văn Hưng, khi đó là Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an – là điều tra viên vụ án chuyến bay giải cứu.

Theo bị cáo Hằng, sau khi trao đổi với nhau, Hưng đã hướng dẫn Hằng tự thú, viết trình báo theo hướng để bị cáo Lê Hồng Sơn không bị xử lý hình sự.

Hằng thừa nhận nhiều lần đưa tổng số hơn 2,6 triệu USD (tương đương hơn 61 tỷ đồng) cho bị cáo Nguyễn Anh Tuấn với mục đích nhờ đưa cho Hưng để lo giúp việc “không xử lý hình sự bị cáo và Sơn”. Tuy nhiên, việc Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn đưa tiền cho điều tra viên Hoàng Văn Hưng thế nào, Hằng không được biết.

– Chủ tọa hỏ: “Khi đưa 2,6 triệu USD, bị cáo Sơn có biết không?” . Bị cáo Hằng trả lời, Sơn có biết vì hai người đã thống nhất với nhau.

Còn bị cáo Lê Hồng Sơn (Tổng giám đốc Công ty Bluesky) cho hay, có nghe Hằng bàn về việc đưa tiền cho Nguyễn Anh Tuấn và Hoàng Văn Hưng.

Bị cáo Sơn và Hằng được xác định là bị hại do bị ông Hoàng Văn Hưng lừa đảo. Cả hai mong muốn được nhận lại số tiền đã chi.

Trước khi khởi tố vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Cục Nghiệp vụ Bộ Công an đã gặp, động viên Hằng chủ động tự thú để được hưởng khoan hồng của pháp luật.

Cơ quan điều tra cho rằng, Hằng đã có ý định ra tự thú. Tuy nhiên, do có sẵn mối quan hệ với Nguyễn Anh Tuấn (cựu Thiếu tướng, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội), nên Hằng bàn bạc với Sơn nhờ ông Tuấn tìm mối “lo” cho cả hai không bị xử lý hình sự.

Theo đó, khoảng cuối tháng 1/2022, Hằng tới nhà riêng của Tuấn, phố Đặng Thai Mai, quận Tây Hồ, trình bày sự việc. Ông Tuấn có mối quan hệ quen biết Hoàng Văn Hưng, Trưởng phòng điều tra thuộc Cục An ninh điều tra Bộ Công an, nên đã liên lạc qua điện thoại hỏi về trường hợp của Hằng, Sơn và được Hưng cho biết ông ta đang thụ lý vụ án và Hằng, Sơn là những đối tượng đang bị điều tra.

Sau cuộc điện thoại, nhận nhận thấy Hưng có thể “lo” cho Hằng và Sơn, ông Tuấn đã 5 lần “thiết kế” cho Hưng, Hằng gặp mặt nhau tại nhà riêng của mình.

Theo cơ quan điều tra, tại các lần gặp giữa 3 người (Tuấn, Hằng, Hưng), sau khi nghe Hằng trình bày toàn bộ sự việc liên quan đến quy trình và việc đưa hối lộ để xin cấp phép thực hiện các chuyến bay Combo, Hưng đã hướng dẫn Hằng và thông qua Hằng hướng dẫn Sơn cách thức khai báo.

Ngoài ra, Hưng còn yêu cầu Hằng viết tường trình về việc đưa hối lộ cho các cán bộ để xin cấp phép thực hiện các chuyến bay Combo, mỗi đơn vị một bản tường trình riêng, không ghi ngày tháng, đưa cho Hưng xem trước.

Giữa tháng 2/2022, Hằng viết đơn tố cáo gửi đến Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an trình bày việc đã đưa tiền cho các đơn vị có thẩm quyền trong cấp phép thực hiện các chuyến bay Combo, trong đó Hằng đề nghị được làm việc với Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an. Trong thời gian này, Hằng đã đưa cho ông Tuấn 200.000 USD để ông Tuấn đưa trước cho Hưng chi phí.

Sau lần nghe ông Hưng hỏi “Có quyết tâm cứu Sơn hay không?”, Hằng hiểu rõ ông Hưng gợi ý nếu “quyết tâm cứu Sơn” thì phải chi một khoản tiền lớn. Do đã bàn bạc, thống nhất trước với Sơn nên Hằng đề nghị ông Hưng tìm mọi cách giúp đỡ, thông báo chi phí để bà ta chuẩn bị. Ông Hưng sau đó nói với ông Tuấn và Hằng là sẽ gặp gỡ, tác động để cơ quan chức năng “ủng hộ” việc không xử lý hình sự đối với Sơn. Giai đoạn này, theo yêu cầu của ông Hưng, Hằng đã đưa cho ông Tuấn 5 lần với tổng số tiền 1 triệu USD để chuyển cho ông Hưng.

Từ tháng 8 – 9/2022, ông Hưng tiếp tục gặp Hằng và ông Tuấn, hướng dẫn Hằng một số nội dung khai báo. Thời gian này, Hằng tiếp tục chuyển cho ông Tuấn 600.000 USD để đưa cho ông Hưng.

Đến giữa tháng 9/2022, ông Hưng từ Trưởng phòng Phòng Điều tra sang làm Trưởng phòng Phòng Chính trị Hậu cần, không còn tham gia điều tra vụ chuyến bay giải cứu. Tuy nhiên, ông Hưng vẫn trao đổi với ông Tuấn, gặp gỡ Hằng và cung cấp thông tin sai sự thật về vai trò của mình để yêu cầu bà này tiếp tục đưa tiền.

Theo hồ sơ vụ án, đầu tháng 10/2022, Hưng nói “phải phục vụ cuộc họp đánh giá chứng cứ về Hằng và Sơn”, nên yêu cầu ông Tuấn nói với Hằng chuẩn bị tiền. Nhân dịp đó, ông Tuấn nhắn Hằng chuẩn bị 200.000 USD để đưa cho ông Hưng.

Sau thời gian này, ông Hưng tiếp tục tạo lý do như: Viện kiểm sát rất căng thẳng với Sơn hay một số điều tra viên có quan điểm phải xử lý Sơn, và yêu cầu ông Tuấn nhắn Hằng đưa tiếp tiền để quyết tâm cứu Sơn…

Đến ngày 6/1 và 11/1/2023, lần lượt ông Tuấn và ông Hưng bị bắt, còn bà Hằng bị khởi tố vào giữa tháng 3/2023. Quá trình điều tra, Hằng và Sơn khai có 13 lần đưa cho ông Tuấn, tổng cộng 2,65 triệu USD (tương đương 61,6 tỷ đồng). Ông Tuấn khai, giữ lại 400.000 USD, còn đã đưa 2,25 triệu USD cho ông Hưng.

Dù ông Hưng khai không nhận bất kỳ khoản nào, song Cơ quan điều tra có đủ căn cứ xác định ông Hưng nhận 800.000 USD của bà Hằng thông qua ông Tuấn, còn khoản tiền hơn 1,4 triệu USD chưa được làm rõ.

Với những sai phạm trên, bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, ông Lê Hồng Sơn bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”; ông Nguyễn Anh Tuấn bị đề nghị truy tố về tội “Môi giới hối lộ”, còn Hoàng Văn Hưng bị đề nghị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” 13.

24. Hoàng Diệu Mơ (Tổng Giám đốc Công ty An Bình)

25. Nguyễn Tiến Mạnh (Phó Giám đốc Công ty Lữ hành Việt)

Sáng 17/7, sau khi công bố bản luận tội, Viện Kiểm sát đưa ra mức án đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Tiến Mạnh – Phó Giám đốc Công ty Lữ Hành Việt, mức án 7-8 năm tù với hành vi đưa hối lộ gần 28 tỷ đồng.

Nguyễn Tiến Mạnh (Phó Giám đốc Công ty Lữ hành Việt) là chồng của bị cáo Vũ Thuỳ Dương, cả 2 vợ chồng đều bị xét xử tội đưa hối lộ trong cùng vụ án chuyến bay giải cứu. Nguyễn Tiến Mạnh nói bản thân vô tình đẩy vợ (bị cáo Vũ Thuỳ Dương) vướng vào lao lý khi chỉ đạo bà này đưa tiền hối lộ cho các quan chức, nhằm được cấp phép chuyến bay giải cứu, nên mong toà khoan hồng cho “cô ấy”.

Cụ thể, bị cáo Nguyễn Tiến Mạnh – Giám đốc Công ty Hoàng Long Luxury bị Viện KSND Hà Nội đề nghị mức án 7-8 năm tù về tội “Đưa hối lộ”.

Bị cáo Vũ Thuỳ Dương – Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Lữ Hành Việt (Công ty Lữ Hành Việt) bị đề nghị mức án 2-3 năm tù với cùng tội danh.

Theo cáo buộc, Nguyễn Tiến Mạnh thành lập Công ty Lữ Hành Việt, giao cho Vũ Thùy Dương đứng tên làm Giám đốc, đại diện theo pháp luật.

Trong giai đoạn dịch bệnh, Công ty Lữ Hành Việt chuẩn bị hồ sơ gửi Văn phòng Chính phủ và công văn gửi các hãng hàng không xin tiếp tục tổ chức các chuyến bay nhưng không được chấp thuận.

Khoảng tháng 1.2021, Nguyễn Tiến Mạnh bàn bạc với Hoàng Anh Kiếm (lao động tự do, tự nhận quen biết nhiều người có thẩm quyền) để Công ty Lữ Hành Việt được cấp phép thực hiện chuyến bay. Kiếm hứa sẽ giúp xin cấp phép chuyến bay và được chia lợi nhuận.

Sau đó, Nguyễn Tiến Mạnh đã chỉ đạo Vũ Thùy Dương đưa tiền cho Kiếm để hối lộ cho các cá nhân có thẩm quyền. Thấy Kiếm chi tiền quá lớn nên giai đoạn sau, Mạnh tự đi xin cấp phép và chỉ đạo Dương chuyển tiền hối lộ.

Cáo trạng xác định bị cáo Nguyễn Tiến Mạnh đưa hối lộ 27,8 tỉ đồng, Vũ Thuỳ Dương đưa hối lộ 24 tỉ đồng “14.

26. Nguyễn Thị Tường Vy (Giám đốc Công ty ATA)

LSVN – Đầu tháng 04/2021, Nguyễn Mai Anh (chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế, Văn phòng Chỉnh phủ) liên hệ, gặp, đưa 100 triệu đồng cho Nguyễn Quang Linh để Linh trình lãnh đạo phê duyệt nhanh 10 chuyến bay cho Công ty ATA và Công ty Investco của bị cáo Nguyễn Thị Tường Vy.

Bị cáo Nguyễn Thị Tường Vy (Giám đốc Công ty ATA) khai việc đưa tiền này là nhằm cảm ơn các cá nhân đã duyệt cấp phép chuyến bay cho bị cáo, đồng thời đề nghị tiếp tục thực hiện các chuyến bay sau này. Bị cáo Vy nghĩ nếu bị cáo không đưa tiền cảm ơn, thì khó tiếp tục được phê duyệt các chuyến bay tiếp theo” 15.

27. Võ Thị Hồng (Giám đốc Công ty Minh Ngọc)

Võ Thị Hồng (Giám đốc Công ty Minh Ngọc) bị cáo buộc đã đưa hố lộ 10,7 tỉ đồng trong vụ chuyến bay giải cứu

Giống như nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khai trong những ngày qua, bà Nguyễn Thị Hồng (giám đốc Công ty Minh Ngọc) cho biết ở giai đoạn đầu tham gia tổ chức thực hiện chuyến bay giải cứu, công ty 4 lần nộp hồ sơ đến Văn phòng Chính phủ nhưng đều không được phê duyệt.

Đến giai đoạn Chính phủ giao tổ công tác 5 bộ phê duyệt, bà Nguyễn Thị Hồng thêm 3 lần gửi hồ sơ đến Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) cũng không được phê duyệt.

Không chỉ vậy, trong tất cả những lần này chưa bao giờ doanh nghiệp của bà được các cơ quan chức năng hồi âm vì sao hồ sơ không đạt, cần bổ sung tài liệu gì. Tìm hiểu từ những công ty đã thực hiện chuyến bay giải cứu, bà Hồng được họ rỉ tai muốn được cấp phép thì phải đi “cửa sau”.

“Thời điểm đấy bị cáo đã đi làm các thủ tục giấy tờ theo quy trình. Bị cáo cũng đã xuống tiền đặt cọc vé máy bay của hãng hàng không, đặt cọc tiền thuê khách sạn cách ly nhưng xin cấp phép không có hồi âm nên rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan”, nữ giám đốc lý giải về bối cảnh phải chi tiền “bôi trơn”.

Cánh “cửa sau” đầu tiên mà bà Nguyễn Thị Hồng tìm đến là Bùi Huy Hoàng (cựu chuyên viên Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế). Bà Hồng sử dụng Công ty Minh Ngọc và mượn pháp nhân của Công ty Sora để nhờ Hoàng hỗ trợ xin cấp phép thực hiện chuyến bay giải cứu. Hai bên đã thỏa thuận, bà Nguyễn Thị Hồng đưa cho Hoàng 3,3 tỉ đồng để được giúp cấp phép thực hiện hai chuyến bay.

Thời gian sau, khi Hoàng không giúp đỡ tiếp, bà Hồng qua “cầu nối” là Trần Quốc Tuấn (giám đốc Công ty Vitrato) để liên hệ với những người có thẩm quyền nhờ giúp cấp phép chuyến bay giải cứu. Bà Hồng đã chuyển cho Tuấn 7,4 tỉ đồng nhờ giúp đỡ. Tuấn đưa cho cựu cục trưởng Cục Lãnh sự 20.000 USD, đưa cục phó Đỗ Hoàng Tùng 25.000 USD, đưa Phạm Trung Kiên (cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế) hơn 2,4 tỉ đồng… 16

28. Lê Văn Nghĩa (Giám đốc Công ty Nhật Minh)

Lê Văn Nghĩa (Giám đốc Công ty Nhật Minh) bị cáo buộc đưa hối lộ tổng số tiền 9,6 tỷ đồng trong vụ chuyến bay giải cứu.

Từ tháng 11/2020 đến cuối tháng 9/2021, bị cáo Vũ Hồng Nam (cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản) đã xin phê duyệt được 6 chuyến bay combo, đưa khoảng 1.490 công dân từ Nhật Bản về nước, giao cho Công ty Nhật Minh do ông Lê Văn Nghĩa làm Giám đốc tổ chức thực hiện.

Tại tòa, bị cáo Nam khai, đã được ông Lê Văn Nghĩa liên hệ, đặt vấn đề. Bị cáo đồng ý giúp cho Công ty Nhật Minh bán vé máy bay và đưa công dân Việt Nam từ Nhật Bản về nước cách ly tại khách sạn của ông Lê Văn Nghĩa tại tỉnh Khánh Hòa.

Theo lời khai của bị cáo Nam, Công ty Nhật Minh xuất hiện đúng thời điểm mà Đại sứ quán đang xin cấp phép chuyến bay để đưa công dân về nước, nên đã chấp nhận hợp tác với công ty này để đưa công dân về tỉnh Khánh Hòa.

Bị cáo Nam thừa nhận, đã hai lần được ông Lê Văn Nghĩa đưa quà biếu ở chỗ hẹn gặp. Khi về nhà, bị cáo Nam mở quà ra mới biết đó là tiền. Bị cáo Nam thừa nhận, đã cầm của doanh nghiệp 60.000USD và 450 triệu đồng.

“Bị cáo sau đó có liên hệ để trả lại tiền cho doanh nghiệp, nhưng không kiên quyết. Và đây là lỗi lầm mà bị cáo phải trả cho sai phạm của mình”, bị cáo Nam khai rõ” 17.

29. Trần Thị Mai Xa (Giám đốc Công ty MasterLife)

Theo cáo buộc của Viện Kiểm sát, Công ty Masterlife hoạt động du lịch, lữ hành. Trong quá trình tổ chức thực hiện các chuyến bay, Trần Thị Mai Xa đã sử dụng Công ty Masterlife và các công ty: Mỹ Thuật Quang Trung, Thắng Lợi, Nam Á tổ chức được 18 chuyến bay.

Bị cáo cũng thừa nhận đã đưa tiền hối lộ cho các cá nhân khác. Cụ thể, đã đưa 6 lần, số tiền 20.000 USD và 2,1 tỷ cho ông Vũ Anh Tuấn (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh), Vũ Sỹ Cường (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh); đưa 5 lần, số tiền 5.000 USD và 1,6 tỷ đồng cho ông Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế); đưa 2 lần, số tiền 30.000 USD cho ông Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao); đưa 3 lần, số tiền 55.000 USD cho bà Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao)…

Theo bị cáo Trần Thị Mai Xa – Giám đốc Công ty Masterlife, văn bản xin cấp phép bị từ chối khi sát ngày bay và bị cáo Xa được gợi ý “nên làm theo cơ chế cảm ơn”.

Chiều 20/7/2023, tiếp tục phiên toà xét xử đại án “chuyến bay giải cứu”, bị cáo Trần Thị Mai Xa – Giám đốc Công ty Masterlife, bày tỏ mong muốn nói ra để HĐXX hiểu được hoàn cảnh mà bị cáo phải trải qua dẫn đến những sai lầm.

Bà Trần Thị Mai Xa cho biết, lần đầu tiên công ty của bị cáo xin cấp phép tổ chức chuyến bay vào tháng 6/2021. Khi đó, văn bản xin cấp phép của Công ty Masterlife được 3/4 Bộ đồng ý.

Bị cáo sau đó gọi cho Phòng Bảo hộ công dân (Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) thì được thông báo là “có một chút vướng mắc bên Bộ Công an hay em sang đó xem như thế nào”, cụ thể ở đây là Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

Bà Trần Thị Mai Xa kể: “Hai ngày trước khi bay vẫn chưa được chấp thuận, rơi vào hoàn cảnh “chim ngã gặp cành cong” nên bị cáo có lên Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và gặp anh Vũ Sỹ Cường (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh)”

Theo Giám đốc Công ty Masterlife, tại cuộc gặp đó bị cáo được Cường thông báo: “Văn bản của công ty bị từ chối do sếp không biết doanh nghiệp em là ai cả”.

“Một cái lý do như vậy khiến bị cáo vô cùng ấm ức và bị cáo cảm thấy mình đang làm những điều rất tốt theo chủ trương nhân đạo của Nhà nước mà tại sao mình lại bị từ chối bởi một lý dosếp không biết doanh nghiệp em là ai?”, bị cáo Mai Xa nói.

Sau đó, bị cáo được Cường gợi ý giải pháp “thôi để giải quyết nhanh thì em nên làm theo cái cơ chế cảm ơn đi, nếu như mà không kịp thì sẽ khó lắm”.

Bị cáo cho biết mình phải đứng trước sự lựa chọn, rơi vào hoàn cảnh của người bị phụ thuộc. Doanh nghiệp của bị cáo đang phụ thuộc chính quyền, cơ quan ban ngành để xin cấp phép.

“Bị cáo phải đi xoay tiền mới được ý kiến đồng thuận cấp phép. Trong khi đó, bị cáo nghĩ rằng sự đồng thuận đó phải là trách nhiệm của các cơ quan, Bộ, ngành. Mà đáng lẽ ra Cục Lãnh sự phải đi giải quyết.

Hôm nay đứng ở đây bị cáo rất giận, giận lắm, giận Cục Lãnh sự lắm. Là cơ quan chủ trì nhưng tại sao lại để bị cáo rơi vào hoàn cảnh đó. Và đến ngày hôm nay là nguyên nhân dẫn đến một loạt các vi phạm của bị cáo với hành vi đưa tiền cho các cán bộ”, bị cáo Mai Xa xúc động nói.

Cũng theo bị cáo Mai Xa, việc đưa hối lộ được thực hiện trong “vô thức”. Bị cáo không có ý thức về việc đưa tiền nhưng ngay lần đầu tiên xin cấp phép đã bị ép đưa.

“Lần đầu tiên đã bị ép phải đưa rồi, lần sau cứ phải đưa thôi. Bị cáo cảm nhận được điều đó”, bị cáo lý giải.

Trình bày thêm, bà Mai Xa cho biết, trên những chuyến bay mà công ty của bị cáo tổ chức có trung bình 240 chỗ thì trong đó có khoảng 10 tro cốt được gửi về nước.

“Tôi hỏi anh Cường, anh Tuấn (Vũ Anh Tuấn – cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh) tại sao không được cấp phép? Thì họ bảo chưa cấp thiết. Vậy bị cáo hỏi rằng trong cái lúc dịch bệnh, khi cả thế giới đang hoảng loạn đấy, thế nào là cấp thiết? Bị cáo rất ấm ức. Mình đang làm những việc cho đồng bào nhưng lại bị gây khó khăn”, bị cáo Mai Xa nói” 18.

30. Lê Thị Ngọc Anh (cán bộ Ban Đối ngoại Trung ương Đảng)

31. Nguyễn Thị Hiền (thường trú tại Ngọc Lâm, Long Biên-HN)

Nguyễn Thị Hiền (SN 1987, là lao động tự do) bị cáo tội đưa hối lộ trong vụ án chuyến bay giải cứu

32. Đào Minh Dương (Giám đốc Công ty Cổ phần Vijasun)

Từ tháng 10-2021 đến tháng 1-2022, Đào Minh Dương đã gặp, đặt vấn đề và đưa hối lộ hơn 3,5 tỷ đồng cho 3 cá nhân có thẩm quyền để xin cấp phép các chuyến bay cho Công ty cổ phần Vijasun.

Cụ thể, Đào Minh Dương đưa 1,1 tỷ đồng cho ông Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế; đưa 1,6 tỷ đồng cho ông Vũ Anh Tuấn, cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an; đưa 864 triệu đồng cho Vũ Ngọc Minh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Angola.

Khai tại tòa, bị cáo Đào Minh Dương, cho biết trong quá trình xin cấp phép các chuyến bay, bị cáo Dương có sử dụng pháp nhân Vijasun và CTCP Mặt trời Việt Nam – Hàn Quốc. Các pháp nhân đã tổ chức được 22 chuyến bay, mỗi chuyến bay gồm 350 người, có những chuyến bay 180 người.

Bị cáo Dương cho biết, trong quá trình xin cấp phép, đã nộp hồ sơ cho các bộ: Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ GTVT, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, trong đó, trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao).

“Trong quá trình xin cấp phép, bị cáo có đưa tiền cho cá nhân nào ở cơ quan nhà nước không?”, chủ tọa đặt câu hỏi. Bị cáo Dương đáp, bản thân bị ép đưa tiền cho 2 bộ, là ông Vũ Anh Tuấn (Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an) và ông Phạm Trung Kiên (Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế).

“Bị cáo đến gặp anh Kiên, anh Kiên yêu cầu muốn tổ chức được chuyến bay phải nộp 150 triệu đồng, nếu không nộp thì sẽ không được phê duyệt. Nếu không gặp bên Bộ Y tế thì theo quy trình phải được 5 bộ duyệt mới tổ chức được chuyến bay. Bị cáo cũng đã bị Cục Lãnh sự và Bộ GTVT gây khó khăn khi bị cáo không đến làm việc”, bị cáo Dương khai trước tòa.

Chủ tọa hỏi: Trước đây doanh nghiệp của bị cáo đã có chuyến bay nào bị từ chối cấp phép chưa? Dương đáp: Bị cáo bị rất nhiều lần, cứ ngày mai bay thì hôm nay bị cáo mới được cấp phép bay, do Cục Lãnh sự thường xuyên gây khó khăn, nhất quyết không cấp phép và bắt phải đưa tiền, bị cáo không đưa thì bị gây khó khăn.

Bị cáo Dương cho rằng mình bị đưa vào tình thế khó khăn cùng cực, trong khi nguyên tắc của chuyến bay phải đặt tiền trước để thuê (6-9 tỷ đồng/chuyến bay). Công dân Việt Nam ở nước ngoài muốn về nước phải trả tiền nhà, phải nghỉ việc, gửi đồ đạc, nhưng thường bị động. Cục Lãnh sự thời điểm đó không còn bảo hộ công dân mà là “hành dân”.

Chủ tọa yêu cầu làm rõ quá trình đưa tiền cho 2 người trên, bị cáo Dương khai rằng, sau khi bị gây khó khăn, bị cáo đã xin gặp Phạm Trung Kiên để nói chuyện. Tại đây, ông Kiên quát: “Các anh làm ăn, phải nộp mấy triệu/người, nếu không nộp thì không thể được. Tôi biết các anh đã nộp cho anh Tuấn, đưa tiền cho anh Tuấn hay đưa cho tôi cũng được. Nếu không nộp sẽ không được cấp chuyến bay. Vì thế, bị cáo đã phải nộp cho Kiên 150 triệu đồng/chuyến bay”.

Bị cáo Dương khai và nói tiếp, trong khi gặp bị cáo Vũ Anh Tuấn, được Tuấn nói: “Em thì em không cầm tiền các anh đâu, nhưng nếu không đưa cho sếp thì em không thể ký cho anh. Vì thế phải nộp 150 triệu đồng mới được phê duyệt”.

Bị cáo Dương khẳng định tại tòa, đã đưa tổng cộng cho Phạm Trung Kiên hơn 1,1 tỷ đồng; đưa cho Tuấn 1,6 tỷ đồng. Ngoài ra bị cáo còn đưa tiền cho ai nữa, chủ tọa truy?

Dương cho biết còn đưa tiền cho Vũ Ngọc Minh tổng số tiền 864 triệu đồng. “Trong vụ án, bị cáo xin nhận tội đưa hối lộ, bị cáo đã đưa lại cho cơ quan điều tra 1 tỷ đồng”, bị cáo Dương thừa nhận. Tiến hành xét hỏi các bị cáo là chủ các doanh nghiệp khác thực hiện xin cấp phép chuyến bay, những người này thừa nhận đã nhiều lần đưa hối lộ cho các cựu quan chức ở các cơ quan nhà nước” 19.

33. Nguyễn Thị Dung Hạnh (Giám đốc Công ty G19)

Bị cáo Nguyễn Thị Dung Hạnh (Giám đốc Công ty G19) khai sử dụng 2 pháp nhân để xin cấp phép chuyến bay giải cứu. Thông qua mối quan hệ cá nhân, bà Hạnh liên hệ, đặt vấn đề và được cấp phép 12 chuyến bay. Bà Hạnh thừa nhận đã 4 lần đưa tiền cho Phạm Trung Kiên với tổng số là 1,2 tỉ. Bị cáo có tham khảo một số công ty khác và được khuyên nên gửi quà… cảm ơn!

Tuy nhiên, cũng tại phiên thẩm vấn chiều 11-7, bị cáo Nguyễn Thị Dung Hạnh (Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn G19 Việt Nam) khai rằng trong quá trình xin cấp phép chuyến bay, bị cáo và doanh nghiệp của mình không bị ai làm khó, tất cả đều giúp đỡ, ủng hộ. Ngoài ra, họ đều từ chối quà mà bị cáo đưa. Bị cáo Hạnh khai đã liên lạc với bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan, Đỗ Hoàng Tùng để biếu quà nhưng đều bị từ chối.

Trong vụ án này, bị cáo Hạnh khai đã đưa cho Phạm Trung Kiên 1,2 tỷ đồng, đưa cho Vũ Anh Tuấn 1,4 tỷ đồng và khi đó bị cáo coi đây là “tiền cảm ơn”. Đến thời điểm này, bị cáo Hạnh đã nhận thức đây là hành vi đưa hối lộ và ý thức được sai phạm của bị cáo.

34. Vũ Thùy Dương (Giám đốc Công ty Lữ hành Việt)

35. Phan Thị Mai (Giám đốc Công ty Sao Hà Nội)

36. Vũ Minh Thắng (Giám đốc Công ty Thuận An)

37. Nguyễn Thế Dũng (Giám đốc Công ty Sang Trọng)

38. Phạm Bích Hằng (1969, trú tại Hạ Đình,Thanh Xuân, HN)

39. Trần Hồng Hà (Giám đốc Công ty Sao Việt)

40. Trần Tiến (Giám đốc Công ty Phi Trường)

41. Phạm Bá Sơn (nhân viên Công ty Thái Hòa)

42. Tào Đức Hiệp (Giám đốc Công ty CĐ Đường sắt)

43. Đào Thị Chung Thúy (trú tại Nguyễn Trãi, Hà Đông-HN)

44. Trần Việt Thái (cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia)

45. Nguyễn Lê Ngọc Anh (cựu cán bộ ĐSQ VN tại Malaysia)

46. Nguyễn Hoàng Linh (cựu cán bộ ĐSQVN tại Malaysia)

47. Đặng Minh Phương (cựu kế toán ĐSQVN tại Malaysia)

48. Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó Giám đốc CA TP Hà Nội)

49. Bùi Huy Hoàng (cựu CV Phòng KSBTN, CYTDP-Bộ Y tế)

50. Trần Quốc Tuấn (Giám đốc Công ty TMDL Việt Nam)

51. Phạm Thị Kim Ngân (cán bộ Phòng Trị sự, TC Thanh tra)

52. Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng Phòng 5, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an)

53. Trần Minh Tuấn (Giám đốc Công ty CPXD Thái Hòa)

54. Trần Thị Hà Liên (bị can bỏ trốn nên điều tra ở giai đoạn sau)

Liên quan đến vụ án chuyến bay giải cứu, các bị can, bị cáo đã đã lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19, vì mục đích lợi nhuận, vụ lợi cá nhân, bất chấp các quy định của pháp luật, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; làm giảm sút lòng tin của nhân dân…. Vụ việc đang được xét xử theo quy định pháp luật.

4.8/5 - (5 bình chọn)
error: Content is protected !!
Gọi thám tử tư 0967185789