Dịch vụ xác minh, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự uy tín

Chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì? Các biện pháp thu thập chứng cứ trong vụ án dân sự nào hiệu quả nhất? Ai có quyền xác xác minh thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự? Dưới đây, công ty thám tử Hoàn Cầu chúng tôi sẽ giải đáp các bạn những vấn đề này một cách chi tiết, đồng thời giới thiệu đến quý khách dịch vụ xác minh thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự của chúng tôi.

Xác minh, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của đương sự. Theo đó bên có yêu cầu thì phải có nghĩa vụ thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, thông qua chứng cứ đó Tòa án sẽ đánh giá, xác minh và quyết định có được sử dụng là nguồn chứng cứ giải quyết vụ việc hay là không.

1. Chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì?

Tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (viết tắt là BLTTDS 2015) định nghĩa: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp1

Các loại chứng cứ trong tố tụng dân sự và cách thu thập

Theo định nghĩa nêu trên, chứng cứ là những loại tài liệu có thật trên thực tế khách quan, được Tòa án dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự và ra bản án, quyết định được chính xác, khách quan. Như vậy, chứng cứ trong tố tụng dân sự là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với đương sự và đối với cả Tòa án:

– Đối với đương sự: Chứng cứ là cơ sở để chứng minh cho yêu cầu hoặc phản đối yêu cầu của người khác đối với mình là có căn cứ hợp pháp. Khi yêu cầu một vấn đề gì thì đương sự cần phải chứng minh được yêu cầu của mình là có căn cứ, và để chứng minh được điều đó, đương sự cần phải có bằng chứng cụ thể.

Ví dụ: Khi yêu cầu người khác bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi gây tai nạn giao thông, nguyên đơn phải chứng minh được yêu cầu bồi thường của mình là có căn cứ bằng cách thu thập chứng cứ và chứng cứ này phải là nguyên nhân gây ra hậu quả làm thiệt hại cho nguyên đơn.

– Đối với Tòa án: Chứng cứ là căn cứ để Tòa án ra quyết định, bản án trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự được chính xác và khách quan, từ đó hạn chế vấn đề oan sai, gây ra chán nản trong lòng người dân, cũng như giúp hạn chế vấn đề bản án bị phúc thẩm.

Như vậy, chứng cứ trong tố tụng dân sự là một phạm trù đặc biệt quan trọng, có thể được ví như xương sống của cả quá trình tố tụng dân sự, ảnh hưởng một cách trực tiếp đến quyền, lợi ích của đương sự và ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ việc của Tòa án.

2. Điều kiện để chứng cứ có giá trị sử dụng trong tố tụng dân sự

Để một tài liệu được xem là chứng cứ và có giá trị chứng minh trong tố tụng dân sự thì tài liệu phải đáp ứng được 3 yếu tố như sau: Tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Thiếu đi một trong 3 thuộc tính này thì chứng cứ đó sẽ không có giá trị chứng minh, do vậy sẽ không được Tòa án sử dụng làm căn cứ giải quyết vụ việc.

2.1. Chứng cứ phải mang tính sự thật khách quan

Tính khách quan của chứng cứ được hiểu là những loại tài liệu, chứng cứ, hoặc sự kiện đó phải có thật trên thực tế, phản ánh đúng với những tình tiết của vụ việc dân sự đã hoặc đang xảy ra, không bị xuyên tạc, bóp méo hay suy đoán theo ý chí chủ quan của con người.

Xuyên suốt quá trình tố tụng, những chủ thể có liên quan không thể tự mình tạo ra chứng cứ theo ý muốn chủ quan của họ, mà chỉ có thể thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng nó với những gì đã có sẵn trên thực tế.

Ví dụ: Khi nguyên đơn kiện yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong vụ tai nạn giao thông. Lúc này, để cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, nguyên đơn yêu cầu trích xuất camera an ninh giao thông ghi lại diễn biến vụ việc tai nạn giao thông. Như vậy, đoạn video mà camera an ninh giao thông ghi lại là một chứng cứ khách quan, có thật trên thực tế và nó tồn tại một cách độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của con người, dù muốn hay không thì đoạn video clip từ camera an ninh giao thông đó vẫn tồn tại.

Thuộc tính khách quan của chứng cứ là thuộc tính bắt buộc và quan trọng để một nguồn chứng cứ có được Tòa án xem xét, đánh giá có giá trị chứng minh và có được sử dụng để làm căn cứ giải quyết vụ việc dân sự hay không. Bên cạnh đó, chứng cứ phải mang tính liên quan đến vụ việc và phải được thu thập theo trình tự, thủ tục mà luật quy định thì mới được sử dụng như một nguồn có giá trị chứng minh.

2.2. Chứng cứ trong tố tụng dân sự phải có liên quan đến vụ việc

Tính liên quan của chứng cứ trong tố tụng dân sự được thể hiện ở chỗ giữa chứng cứ và vụ việc dân sự đó có mối quan hệ với nhau, chứng cứ có thể liên quan một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến vụ việc.

Ví dụ: Trong vụ kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi gây tai nạn giao thông, giá trị yêu cầu bồi thường là 200 triệu đồng. Khi thu thập chứng cứ nguyên đơn phải thu thập những tài liệu có mối liên hệ nhân quả thì mới có giá trị chứng minh và được Tòa án sử dụng để làm căn cứ giải quyết vụ việc dân sự.

Cụ thể, nguyên đơn có thể thu thập tài liệu là video clip được trích xuất từ camera giao thông nơi xảy ra vụ việc để chứng minh cho lỗi là do bị đơn gây ra, thu thập kết luận giám định tỷ lệ thương tật, hóa đơn viện phí để chứng minh cho yêu cầu bồi thường thiệt hại của mình là có căn cứ, thu thập thông tin từ người làm chứng khi xảy ra vụ việc, và các tài liệu, chứng cứ có liên quan khác…

Tóm lại, trong quá trình thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự phải bảo đảm được đặc tính liên quan, những tài liệu đó phải có mối liên quan đến vấn đề đang cần chứng minh, đồng thời chứng cứ đó phải khách quan và phải tuân thủ theo quy định về tính hợp pháp của nguồn chứng chứ đó.

2.3. Quá trình thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự phải hợp pháp

Tính hợp pháp của chứng cứ trong tố tụng dân sự được hiểu là những chứng cứ mà đương sự hay Tòa án thu thập được phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, cụ thể là phải được thu thập từ những nguồn do luật định và phải được thu thập theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

Trong quá trình đương sự tự mình tiến hành thu thập chứng cứ thì đương sự có quyền sử dụng mọi biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ đó, nhưng quá trình thu thập phải hợp pháp. Nếu quá trình đó mới chỉ đáp ứng được tính khách quan, tính liên quan nhưng quá trình thu thập không tuân theo quy định pháp luật thì nguồn chứng cứ đó sẽ không có giá trị chứng minh và cũng sẽ không được Tòa án dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự.

Ví dụ: Khi A cho B vay tiền và làm hợp đồng vay tiền viết tay. Tuy nhiên do sơ xuất mà A đã làm mất giấy vay tiền (trước đó A đã cẩn thận đi photocopy hợp đồng vay tiền đó). Khi đến hạn trả tiền mà B không thực hiện nghĩa vụ, A đi kiện nhưng chỉ có một tài liệu là bản photocopy hợp đồng vay tiền đó thì tài liệu này không được xem là bằng chứng. Bởi vì theo quy định pháp luật “Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận” 2. Do đó giấy vay tiền bản photocopy đó không có giá trị chứng minh.

Do đó, khi thu thập chứng cứ đương sự cần chú ý đến tính hợp pháp của nguồn chứng cứ, cụ thể chỉ những nguồn chứng cứ được quy định tại Điều 94 BLTTDS 2015 và phải được thu thập theo trình tự, thủ tục luật định thì mới được xem là nguồn chứng cứ hợp pháp và có giá trị chứng minh.

3. Các biện pháp thu thập chứng cứ trong vụ án dân sự

Theo quy định pháp luật, chứng cứ chỉ được thu thập từ những nguồn mà pháp luật quy định, đồng thời phải thu thập theo quy trình và thủ tục mà pháp luật quy định thì mới được xem là chứng cứ hợp pháp và có giá trị chứng minh trong tố tụng dân sự.

Các loại chứng cứ trong tố tụng dân sự và cách thu thập

Tại điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định, chứng cứ trong tố tụng dân sự bao gồm:

1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

– Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu đó là “bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận” 3.

Ví dụ: Hợp đồng vay tiền để được xem bằng chứng cứ có giá trị chứng minh thì đó phải là bản chính, hoặc bản hợp đồng photocopy nhưng được công chứng/ chứng thực hợp pháp.

– Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ trong tố tụng dân sự “nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó” 4.

Ví dụ: Trong quá trình A cho B vay tiền, A có mời C là người làm chứng. Khi A giao tiền cho B thì C dùng điện thoại di động của mình để quay video clip có âm thanh quá trình giao dịch và gửi cho A. Khi xảy ra tranh chấp, bên cạnh việc thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự là đoạn video clip này ra thì A còn phải xin giấy xác nhận của C trình bày về xuất xứ của đoạn video clip đó nữa, như vậy mới đủ điều kiện để video clip đó có giá trị chứng minh.

– Thông điệp dữ liệu điện tử là loại tài liệu “được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử” 5.

Theo đó, căn cứ vào các điều 13, 14, 34 Luật giao dịch điện tử 2005 thì để một thông điệp dữ liệu điện tử có giá trị chứng minh thì phải đáp ứng được các yếu tố sau đây:

+ Thứ nhất, căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu;

+ Thứ hai, căn cứ vào cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu;

+ Thứ ba, căn cứ vào cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

Ví dụ: Nội dung hợp đồng vay tiền được thực hiện và gửi qua Gmail là một chứng cứ liên quan vụ việc, tuy nhiên cần phải xem xét thêm nhiều yếu tố khách quan khác nhau thì mới có thể khẳng định được tài liệu đó có giá trị chứng minh hay là không.

2. Thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự qua vật chứng.

Để một vật được xem là chứng cứ trong tố tụng dân sự thì nó phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc. Trong tố tụng dân sự, vật chứng không thể được thay thế bởi một vật khác không phải là hiện vật gốc, không có tái hiện lại hiện trường.

Ví dụ: Trong sự việc A dùng gậy đánh vào chân B khiến B bị thương tích 8% mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì cây gậy được dùng để gây thương tích này sẽ là vật chứng gốc, cùng với kết luận giám định thương tật sẽ là căn cứ để chứng minh cho yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của nguyên đơn là có căn cứ.

3. Lời khai của đương sự là một chứng cứ quan trọng

Lời khai của đương sự chỉ được xem là bằng chứng có giá trị chứng minh nếu như quá trình lấy lời khai “được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa” 6.

Đương sự là người trực tiếp có liên quan đến vụ việc dân sự đang được Tòa án thụ lý giải quyết, do đó việc lấy lời khai của đương sự là vô cùng quan trọng nhằm giúp cho quá trình giải quyết được khách quan, chính xác và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự tốt nhất.

4. Lời khai của người làm chứng.

Lời khai của người làm chứng nếu “được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa” 7

Ngoài ra, để lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ và có giá trị chứng minh nếu người làm chứng cứ là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự (Điều 77 BLTTDS 2015), do đó khi yêu cầu Tòa án lấy lời khai của người làm chứng, hoặc nhờ người khác làm người làm chứng thì đương sự cần chỉ định, nhờ người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

5. Kết luận giám định.

Kết luận giám định chỉ được coi là chứng cứ trong tố tụng dân sự và có giá trị chứng minh “nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định” 8. Theo đó, không phải trường hợp nào được tiến hành giám định thì kết luận giám định đó cũng được coi là chứng cứ và có giá trị chứng minh.

Tại khoản 3 Điều 2 Luật giám định tư pháp 2012 cũng quy định “Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận” .

Như vậy, để kết luận giám định có giá trị chứng minh thì đầu tiên đương sự phải yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trước, nếu Tòa án từ chối thì đương sự mới có quyền tự mình yêu cầu Tổ chức giám định tư pháp thực hiện giám định đối tượng liên quan vụ việc. Tuân thủ quy trình này, kết luận giám định đó mới được xem là chứng cứ và có giá trị chứng minh.

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ do Thẩm phán hoặc thư ký phiên tòa thực hiện. Tuy nhiên không phải cứ do Thẩm phán phiên tòa tiến hành thì mặc nhiên được xem là chứng cứ. Căn cứ Điều 101 BLTTDS 2015 quy định, việc xem xét thẩm định tại chỗ phải được thực hiện theo quy định sau đây:

– Yêu cầu phải có người chứng kiến (Đại diện UBND xã, hoặc Công an xã, hoặc đại diện cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định)

– Phải báo trước cho đương sự biết để đương sự chứng kiến quá trình thẩm định đó

– Hình thức của biên bản: Biên bản do Thẩm phán hoặc thư ký phiên toàn ghi thành văn bản, mô tả chi tiết hiện trường, có đày đủ chữ ký của các chủ thể tham gia.

7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản chỉ được coi là chứng cứ trong tố tụng dân sự và có giá trị pháp lý trong tố tụng nếu “việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định” 9. Về kết quả thẩm định giá tài sản sẽ có 3 trường hợp như sau:

– Trường hợp 1: Các đương sự thỏa thuận với nhau về giá trị của tài sản.

Theo quy định pháp luật, khi có tranh chấp liên quan đến tài sản thì đương sự (bao gồm cả nguyên đơn, bị đơn, người có quyền, nghĩa vụ liên quan) có quyền cung cấp tài sản và thỏa thuận về giá trị của tài sản đang tranh chấp đó.

Tuy nhiên, việc thỏa thuận đó phải tuân thủ các quy định như: “Người thỏa thuận phải là đương sự hoặc người đại diện hợp pháp; việc thỏa thuận giá trị tài sản phải được lập thành văn bản, có chữ ký của các bên; việc thỏa thuận giá phải dựa trên thực trạng của tài sản, không được thấp hơn giá thị trường nhằm trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước hoặc với người thứ ba,…” 10

– Trường hợp 2: Đương sự thỏa thuận lựa chọn tổ chức định giá.

Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền tự thỏa thuận giá tài sản với nhau, tuy nhiên trên thực tế khi việc một bên đương sự đưa ra đề nghị mức giá của tài sản thì thường sẽ không được bên đương sự khác chấp nhận, bởi bên đưa ra giá tài sản đó thường thiên về quyền và lợi ích của mình nhiều hơn. Do vậy các bên đương sự có thể thỏa thuận lựa chọn tổ chức định giá.

Tuy nhiên, việc thỏa thuận lựa chọn tổ chức định giá tài sản phải tuân thủ các quy định sau đây: “Tổ chức định giá đó có đủ điều kiện để hoạt động theo quy định pháp luật; các bên đương sự không được thỏa thuận với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba,…” 11

– Trường hợp 3: Đương sự đề nghị Tòa án đề tổ chức việc thẩm định giá.

Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được giá trị tài sản đang tranh chấp thì có thể đề nghị Tòa án ra quyết định định giá tài sản. Khi “các bên đương sự cùng yêu cầu Tòa án yêu cầu tổ chức thẩm định giá định giá tài sản thì phải nêu cụ thể tên tổ chức thẩm định giá đó” 12, đồng thời gửi “kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật của tổ chức thẩm định giá đó” 13.

8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

Về bản chất, văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập cũng chỉ là một nguồn tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được. Tuy nhiên giữa 2 loại tài liệu này khác nhau ở chỗ là do người có chức năng lập. Phổ biến nhất là vi bằng do Thừa phát lại ghi nhận.

Tại khoản 3 Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định: “Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật” 14. Như vậy, vi bằng cũng là một nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự có giá trị chứng minh để Tòa án căn cứ, xem xét giải quyết vụ việc.

Tuy nhiên, để vi bằng có giá trị chứng minh thì quá trình xác lập, ghi nhận phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về phạm vi lập vi bằng (Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP), tuân thủ về hình thức của và nội dung của vi bằng (Điều 40 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP), tuân thủ về trình tự thủ tục lập vi bằng (Điều 39 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP).

9. Văn bản công chứng, chứng thực.

Tại điểm c khoản 1 Điều 92 BLTTDS 2015 quy định: Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp thì không cần phải chứng minh.

Bên cạnh đó, Luật công chứng 2014 cũng có quy định: “Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu” 15.

Ngoài ra trong Nghị định số 23/2015/NĐ-CP cũng quy định: “Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch” 16.

Như vậy, văn bản công chứng, chứng thực là một nguồn chứng cứ có giá trị chứng minh rất cao và phổ biến. Tuy nhiên, văn bản công chứng, chứ thực đó phải tuân thủ theo quy định pháp luật thì mới có giá trị chứng minh.

Trên đây là các loại chứng cứ trong tố tụng dân sự và cách thu thập, trình tự thủ tục thực hiện. Nếu các bạn không có thời gian để tự minh tham gia thu thập chứng cứ phục vụ cho quá trình tố tụng của mình, các bạn có thể thuê dịch vụ bằng hình thức ủy quyền thu thập chứng cứ một cách hiệu quả.

4. Dịch vụ xác minh, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự cho luật sư, đương sự.

4.1. Dịch vụ xác minh, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự uy tín

Chứng cứ trong tố tụng dân sự là yếu tố quan trọng quyết định đến việc giải quyết vụ việc của Tòa án, do đó các bên đương sự cũng như người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cần phải thu thập chứng cứ một cách đầy đủ, chi tiết và tuân thủ theo quy định của pháp luật thì mới có thể giúp cho quá trình tố tụng diễn ra theo chiều hướng tốt nhất cho mình.

xác minh, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự cho luật sư, đương sự

Hiện tại công ty thám tử Hoàn Cầu chúng tôi đang cung cấp dịch vụ thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự cho đương sự, luật sư, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, nếu các bạn không có nhiều thời gian để tự mình đi thu thập các tài liệu chứng cứ liên quan, các bạn hãy liên hệ đến công ty thám tử Hoàn Cầu chúng tôi để được trợ giúp.

Công ty thám tử Hoàn Cầu là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ điều tra, theo dõi, giám sát và xác minh thông tin chuyên nghiệp, các thông tin và tài liệu do công ty thám tử Hoàn Cầu thu thập được đều được bảo đảm tính chính xác, rõ ràng và hợp pháp, bảo đảm được sử dụng như là một nguồn chứng cứ có giá trị pháp lý trước Tòa án.

Với thâm niên kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực điều tra thông tin, công ty thám tử Hoàn Cầu chúng tôi đã giúp rất nhiều khách hàng thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự và đạt được hiệu quả cao trong quá trình tố tụng, giúp khách hàng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất.

Với đội ngũ nhân sự là luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tố tụng, đội ngũ thám tử tư chuyên nghiệp có thâm niên lâu năm trong lĩnh vực điều tra thông tin, cùng với hệ thống mạng lưới phủ rộng khắp cả nước, công ty thám tử Hoàn Cầu chúng tôi tự tin sẽ điều tra sự việc và thu thập những chứng cứ có liên quan một cách hiệu quả.

4.2. Lĩnh vực ủy quyền xác minh, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự

Điều tra thu thập chứng cứ cho cá nhân

Liên quan đến quá trình thu thập chứng cứ dành cho cá nhân, công ty thám tử Hoàn Cầu hiện đang cung cấp dịch vụ đa dạng, giúp khách hàng thu thập các loại tài liệu và chứng cứ trong các giao dịch thường ngày, cũng như các loại tài liệu chứng cứ để phục vụ trong quá trình tố tụng một cách chuyên nghiệp.

– Trong lĩnh vực dân sự, công ty thám tử Hoàn Cầu có thể giúp khách hàng thu thập các loại chứng cứ liên quan đến giao dịch dân sự thường ngày một cách hiệu quả, từ đó có thể sử dụng làm chứng cứ để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ một cách hiệu quả.

– Về lĩnh vực hôn nhân gia đình, công ty thám tử Hoàn Cầu hiện đang cung cấp dịch vụ theo dõi, giám sát và thu thập chứng cứ ngoại tình nhằm mục đích ly hôn giành quyền nuôi con và chia tài sản một cách hiệu quả.

Xác minh, thu thập chứng cứ cho doanh nghiệp

– Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, công ty thám tử Hoàn Cầu có thể điều tra giúp doanh nghiệp thu thập các loại chứng cứ liên quan đến việc xâm phạm sở hữu trí tuệ một cách chuyên nghiệp.

– Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, công ty thám tử Hoàn Cầu có thể giúp khách hàng điều tra vấn đề hàng giả hàng nhái, điều tra đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp,… Từ đó giúp doanh nghiệp có thể phòng tránh cũng như khởi kiện vụ việc của đối thủ cạnh tranh.

– Trong lĩnh vực cạnh tranh, công ty thám tử Hoàn Cầu có thể điều tra cạnh tranh không lành mạnh, điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh,… Từ đó đó có thể giúp khách hàng sử dụng chứng cứ trong quá trình tố tụng dân sự hoặc gửi yêu cầu xử lý vụ việc cạnh tranh đến Ủy ban cạnh tranh quốc gia để xử lý kịp thời.

Ngoài ra, công ty thám tử Hoàn Cầu có thể hỗ trợ khách hàng thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự với nhiều giao dịch – hình thức khác nhau khác, nếu các bạn không có thời gian để tự mình xác minh thu thập chứng cứ theo quy định pháp luật, các bạn hãy liên hệ đến công ty thám tử Hoàn Cầu để được hỗ trợ tốt hơn, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức một cách tối đa.

Điều tra xác minh thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự hợp pháp

5/5 - (19 bình chọn)
error: Content is protected !!
Gọi thám tử tư 0967185789