Cách kiện người lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Facebook Zalo

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Facebook Zalo có kiện được không? Kiện bằng cách nào? Dưới đây công ty thám tử Hoàn Cầu sẽ hướng dẫn các bạn cách kiện người lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội Zalo Facebook một cách chi tiết, thông qua đó bạn có thể khởi kiện với hy vọng lấy lại được tiền khi bị lừa đảo trên mạng xã hội một cách hiệu quả.

Hiện nay tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản quan mạng xã hội Zalo Facebook rất phổ biến và công khai, hầu hết những vụ lừa đảo trên mạng đều được các đối tượng đánh vào tâm lý ham rẻ hoặc ham công việc có mức thu nhập cao. Đây là những hình thức phổ biến nhất hiện nay. Vậy thì, khi bị chiếm đoạt tài sản thì phải làm gì để lấy lại tài sản bị chiếm đoạt?

1. Làm gì khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội Facebook Zalo?

Trong trường hợp bị chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội thì các bạn có 3 cách để xử lý vấn đề của mình, đó là Khởi kiện vụ án dân sự, hoặc tố giác tội phạm đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc làm đơn yêu cầu xử lý vi phạm hành chính. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của bạn mà bạn có thể lựa chọn một trong 3 cách thức ở trên, dưới đây công ty thám tử Hoàn Cầu sẽ giải thích từng trường hợp cụ thể để các bạn nắm rõ vấn đề.

1.1. Làm đơn tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng

Trường hợp xác định hành vi chiếm đoạt tài sản của một người nào đó là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bạn chỉ có một cách xử lý duy nhất, đó chính là làm đơn tố giác tội phạm để yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, bạn không có thêm bất kỳ một cách xử lý ào khác, bởi vì hành vi đã thuộc về tội phạm thì việc khởi kiện ra tòa án dân sự là không đúng thẩm quyền, chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng hình sự mới có thẩm quyền giải quyết và xử lý vụ án hình sự mà thôi.

Do đó, trong trường hợp bạn bị một đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội Facebook Zalo, Shopee, Lazada,… mà tài sản bị chiếm đoạt trị giá trên 2 triệu đồng thì bạn hãy làm đơn tố giác tội phạm và gửi đến cơ quan chức năng đúng thẩm quyền để được giải quyết.

Để xác định một hành vi chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội có phải là tội phạm hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không thì các bạn căn cứ như sau:

– Người chiếm đoạt tài sản đó có giá trị bao nhiêu? Nếu chiếm đoạt của bạn số tiền hơn 2 triệu đồng, sau đó chặn liên lạc của bạn (chặn Zalo, Messenger Facebook) thì đó là dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình thức này rất phổ biến, đa số các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội đều thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của bị hại, sau đó tìm cách chặn liên lạc hoặc tắt máy, tháo sim,… Hình thức này phổ biến và đó là dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần trình báo đến cơ quan chức năng để được giải quyết kịp thời.

– Người bán hàng giao hàng không đúng chất lượng, mẫu mã, chủng loại nhưng giá trị chênh lệch thấp hơn hay cao hơn sản phẩm mà bạn đặt mua? Sau khi phản ánh thì bạn có được người bán hàng hỗ trợ hay phủi bỏ trách nhiệm? Nếu như giá trị sản phẩm giao mà thấp hơn giá trị sản phẩm đặt hàng, sau đó người bán hàng cũng chặn liên lạc với bạn thì đó cũng là một dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trên đây là 2 trường hợp phổ biến nhất của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội Zalo, Facebook, Shopee, Lazada,… Các bạn làm theo hướng dẫn cách trình báo khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản để nộp đơn theo đúng thẩm quyền giải quyết.

1.2. Yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi chiếm đoạt tài sản

Trong trường hợp bạn bị một người nào đó chiếm đoạt tài sản trị giá thấp hơn 2 triệu đồng thì chưa có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự, trừ khi người này thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự thì mới cấu thành tội phạm.

Tuy nhiên, việc xem xét người này có thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự hay không là rất khó hoặc không thể, bởi vì những thông tin đó chỉ có cơ quan chức năng mới kiểm tra được, do vậy trong trường hợp này các bạn chỉ cần đánh giá dấu hiệu thông qua giá trị của tài sản mà bạn bị chiếm đoạt.

Khi một người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác giá trị thấp hơn 2 triệu mà không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự thì họ chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên nếu bị phát hiện hoặc có đơn yêu cầu thì người này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá dưới 2 triệu mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt hành chính, phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Về thẩm quyền xử phạt, tại khoản 2 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Do đó các bạn hãy làm đơn gửi đến chủ tịch ủy ban nhân dân cấp quận/ huyện nơi người chiếm đoạt tài sản đang cư trú để được xử lý yêu cầu.

Trong quá trình xử phạt sẽ có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số tiền chiếm đoạt bất hợp pháp, buộc trả lại số tiền đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu. Như vậy, bạn sẽ có cơ hội để lấy lại được số tiền mà mình đã bị chiếm đoạt trước đó.

1.3. Làm đơn kiện người chiếm đoạt tài sản qua mạng ra tòa án dân sự

Trường hợp bạn bị một người chiếm đoạt tài sản trên mạng trị giá lớn hơn 2 triệu đồng nhưng chưa có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì lúc này, bạn có thể làm đơn khởi kiện ra tòa án dân sự để được giải quyết.

Khi một người chiếm hữu tài sản nhưng họ vẫn còn liên lạc với bạn mà không tắt máy hay chặn liên lạc của bạn thì đó vẫn là vấn đề dân sự, chưa có dấu hiệu của tội phạm hình sự hay hành chính, do đó con đường để lấy lại tiền trong trường hợp này chỉ có 1 cách duy nhất, đó chính là kiện vụ án ra tòa án dân sự.

Để khởi kiện một vụ án dân sự thì các bạn cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục theo quy định pháp luật, soạn đơn khởi kiện và nộp đơn đến đúng Tòa án có thẩm quyền để được thụ lý hồ sơ và xét xử vụ việc. Dưới đây công ty thám tử Hoàn Cầu sẽ hướng dẫn các bạn cách khởi kiện một vụ án dân sự hoàn chỉnh.

2. Cách kiện người lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Facebook Zalo

Như công ty thám tử Hoàn Cầu đã phân tích ở trên, bạn chỉ có thể kiện một người nào đó nếu như hành vi chiếm đoạt tài sản của họ chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự, chưa thể xử phạt hành chính. Các dấu hiệu nhận biết chúng tôi đã liệt kê ở trên, nếu như trường hợp của bạn thuộc trường hợp có thể khởi kiện thì mới tiến hành làm đơn, tránh làm mất thời gian và công sức của bạn.

Cách kiện người lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Facebook Zalo

Bước 1: Thu thập tài liệu, chứng cứ bị lừa đảo qua mạng

Bước đầu tiên là các bạn phải thu thập đầy đủ thông tin và bằng chứng liên quan đến giao dịch qua mạng của mình một cách đầy đủ, các bạn thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phổ biến nhất là tin nhắn giao dịch giữa bjan và người đó, biên lai chuyển tiền, nội dung ghi âm cuộc gọi, mặt hàng/ sản phẩm liên quan khi giao dịch,…

Để tìm hiểu về cách thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự đúng quy định pháp luật và được Tòa án dùng làm căn cứ giải quyết vụ việc, các bạn tham khảo quy trình thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự để thu thập chứng cứ cho đúng quy định pháp luật, từ đó mới giúp cho bạn chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Bước 2: Làm đơn kiện và gửi đến Tòa án đúng thẩm quyền

Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu và chứng cứ liên quan vụ việc, các bạn làm đơn kiện và gửi đến Tòa án theo đúng thẩm quyền để được thụ lý.

Về thẩm quyền của Tòa án, các bạn nộp đơn kiện đến Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện nơi người lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng đang cư trú.

Ví dụ: Bạn đang ở quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh, người chiếm đoạt tài sản qua mạng đang ở Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh thì bạn phải làm đơn kiện gửi đến Tòa án nhân dân quận 10 để được thụ lý hồ sơ.

Tùy trường hợp cụ thể mà thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp sẽ khác nhau, cụ thể các bạn tham khảo chi tiết thẩm quyền của Tòa án tại chương III của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để biết Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc của bạn.

Bước 3: Nộp tạm ứng án phí/ lệ phí cho Tòa án

Sau khi làm đơn kiện gửi đến Tòa án, nếu quá trình xem xét đơn đúng thẩm quyền giải quyết thì Tòa án sẽ thông báo cho bạn biết để bạn nộp tạm ứng án phí/ lệ phí cho Tòa án, các bạn đến Cục thi hành án dân sự cùng cấp nơi Tòa án đó đóng trụ sở để nộp tạm ứng án phí cho Tòa án.

Ví dụ: Bạn gửi đơn kiện đến Tòa án nhân dân quận 5 TPHCM thì bạn đóng tạm ứng án phí/ lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự quận 5.

Sau khi nộp tạm ứng án phí thì các bạn mang biên lai đó đến Tòa án, Tòa án căn cứ vào biên lai này để xác định thụ lý hồ sơ của bạn.

Bước 4: Tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án

Khi xem xét đơn kiện và xác định thẩm quyền giải quyết của mình, nếu như đúng thẩm quyền giải quyết thì Tòa án sẽ thụ lý hồ sơ, tiến hành xem xét, đánh giá chứng cứ và các công việc liên quan khác.

Tòa án sẽ ra quyết định mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án, bạn là nguyên đơn thì tuyệt đối không được vắng mặt trong giai đoạn xét xử sơ thẩm này, trừ trường hợp bạn vắng mặt do yếu tố khách quan mà không thể tham gia được phiên tòa thì có thể làm đơn yêu cầu tạm hoãn phiên tòa.

Bước 5: Nhận bản án/ quyết định của Tòa án

Sau khi xét xử thì Hội đồng xét xử sẽ nghị án. Kết thúc quá trình nghị án thì Tòa án sẽ ra bản án và tuyên án. Khi tuyên án thì bản án/ quyết định này chưa có hiệu lực thi hành ngay, mà còn thời gian để kháng cáo hoặc kháng nghị.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra bản án hoặc quyết định nếu đương sự không có kháng cáo hoặc Viện kiểm sát không có kháng nghị thì bản án/ quyết định của Tòa án mới chính thức có hiệu lực pháp luật.

Trong trường hợp bản án hoặc quyết định của Tòa án không bảo đảm được quyền và lợi ích của bạn thì bạn có quyền kháng cáo bản án để xét xử phúc thẩm.

Bước 6: Thi hành bản án và buộc nộp lại số tiền đã chiếm đoạt trên mạng

Ngay sau khi bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng (nguyên đơn) có thể yêu cầu bị đơn (người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng) trả lại số tiền đã chiếm đoạt trước đó, đồng thời có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại và phải chịu án phí.

Đối với những vụ việc chiếm đoạt tài sản qua mạng hoặc các trường hợp giao dịch dân sự thì thường yêu cầu sẽ là hoàn trả lại số tiền đã chiếm giữ đó, trong trường hợp có thiệt hại xảy ra do hành vi của bị đơn thì nguyên đơn sẽ được bồi thường. Tuy nhiên, để được bồi thường thì nguyên đơn phải chứng minh được có thiệt hại xảy ra trên thực tế.

Như vậy, trên đây công ty thám tử Hoàn Cầu đã hướng dẫn các bạn cách kiện người lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội Zalo, Facebook,… với quy trình 6 bước, hy vọng có thể giúp bạn lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng một cách hiệu quả, chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm tin tức liên quan:

Quy trình thủ tục trình báo Công an khi bị lừa đảo qua mạng để lấy lại tiền một cách hiệu quả theo quy định pháp luật mới nhất

Cách thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự theo quy định pháp luật để được Tòa án dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc

5/5 - (3 bình chọn)
error: Content is protected !!
Gọi thám tử tư 0967185789