Tuấn Phò Mã 36 là ai? Tuấn Phò Mã là con rể của ai?

Tiểu sử Tuấn Phò Mã 36 là ai? Tuấn Phò Mã là con rể của ai? Thời gian gần đây trên mạng xã hội Tiktok xuất hiện kênh mang tên Tuấn Phò Mã 36 thường xuyên đăng tải những video clip “can thiệp” cảnh sát giao thông khi đang làm nhiệm vụ. Nhiều người đồn đoán rằng Tuấn Phò Mã 36 là con rể của một vị quan chức nào đó ở tỉnh Thanh Hóa. Thực hư như thế nào, hãy cùng công ty thám tử Hoàn Cầu tìm hiểu dưới đây.

Tiểu sử Tuấn Phò Mã 36 là ai?

Tuấn Phò Mã 36 tên thật là Hoàng Đình Tuấn, sinh năm 1984 (40 tuổi), quê quán tại Thanh Hóa (36 là biển số xe của Thanh Hóa). Tuấn làm nghề lái xe, hiện tại đang làm thêm công việc bán hàng online với sản phẩm là máy cạo râu.

Tiểu sử Tuấn Phò Mã 36 là ai và gia thế như thế nào?

(Hoàng Đình Tuấn (Tuấn Phò Mã 36) với chiếc mũ cối màu xanh quen thuộc)

– “Thời gian qua, trên mạng xã hội (Facebook, TikTok, YouTube) xuất hiện nhiều clip của nhân vật có biệt danh “Tuấn Phò Mã 36” . Người này chuyên quay các video cách “né” CSGT một cách êm đẹp, và giải thích về luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, nhiều clip của “Tuấn Phò Mã” cũng ghi lại cảnh người này xin lực lượng chức năng bỏ qua lỗi vi phạm của người đi đường. Kỳ lạ hơn, khi thấy sự xuất hiện của “Tuấn Phò Mã 36”, nhiều tổ, đội Cảnh sát giao thông lại ngay lập tức bỏ qua vi phạm, và có thái độ e ngại nhân vật này. Thậm chí, có cả tổ công tác đang đứng làm nhiệm vụ nhưng thấy xe của “Tuấn Phò Mã” đi qua liền vội thu bàn ghế chuyển đi nơi khác” 1. Nhiều người cũng đặt câu hỏi “Tuấn Phò Mã’ là ai mà có sức ảnh hưởng đến như vậy?

Tuấn Phò Mã 36 nổi tiếng trên mạng xã hội Facebook, Youtube, Tiktok vì thường xuyên đăng tải những video clip liên quan đến giao thông đường bộ, trong đó có nhiều video clip chia sẽ về kinh nghiệm khi tham gia giao thông và các video clip ghi hình cảnh Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ.

Tuấn Phò Mã là con rể của ai?

Với biệt danh “Tuấn Phò Mã 36”, nhiều người nghĩ rằng anh ta là con rể của một vị quan chức nào đó ở tỉnh Thanh Hóa, điều này chưa được xác thực. Tuy nhiên theo quan điểm của chúng tôi, Hoàng Đình Tuấn không phải là con rể của bất kỳ một quan chức nào, việc anh ta đặt nickname “Tuấn Phò Mã 36” là do sở thích cá nhân.

Rốt cuộc Tuấn Phò Mã là con rể của ai?

Trên các diễn đàn voz, Otofun, chủ đề Tuấn Phò Mã 36 là ai đang được các thành viên bàn tán, liệu rằng anh ta có phải là con rể của một vị quan chức nào hay không, có nhiều người cho rằng phò mã là cụm từ dùng để chỉ con rể của người có quyền lực.

Các bình luận về Tuấn Phò Mã 36 là con rể của ai

– D.M.K bình luận: Ngày trước có tin đồn Tuấn Phò Mã cháu Vedan rồi là thanh tra ở BCA. Công nhận hài thật,Tuấn phò thực chất cũng vào tù ra tội ; am hiểu luật giao thông và cũng thuộc dạng rảnh hay đi kiện cáo. Đã kiện là theo đến cùng, cũng vài ô CSGT bị Tuấn đâm đơn cho về làm bàn giấy nên dân trong ngành kháo nhau né ô Chí Phèo này ra.

– T.P.D.B.K bình luận: Đợt lướt tiktok cũng có thấy, lội comment cũng chả thấy thông tin thằng này là thằng nào, cứ đồn đoán nhảm nhí lung tung, nhưng đúng là nhiều clip csgt cũng khá sợ thằng này, nói năng với nó kiểu vuốt đuôi, chào hỏi đàng hoàng.

– S.N.K bình luận: CSGT, CSCĐ nhiều khi họ kiểm tra nhắc nhở rồi cho đi là bình thường. Thằng TPM này đi rình được vụ nào thấy được tha thì up lên thôi. Làm cho bọn ghét CSGT thấy thích thú… Còn cá nhân tôi cực ghét mấy cái bọn cứ cầm điện thoại đi ra dí vào mặt lực lượng CSGT đang làm việc… Dân chủ quá trớn. Anh có quyền giám sát nhưng không có nghĩa anh được đi gần lại và dí vào mặt, đi hỏi han linh tinh… Như vậy là cản trở người thi hành công vụ… Anh phải đứng từ xa, giám sát. Nếu thấy sai phạm thì làm đơn tố cáo. CSGT, CSCĐ nước mình quá hiền. Thành ra nhiều thành phần dân chủ quá trớn.

– J.F.S bình luận: Vozer ngưỡng mộ tuấn phò mã, còn thờ phụng bảo là con cháu hay con rể của ông sếp nào. nhưng anh em không biết rằng thằng tuấn phò mã nó vào tù những 2 lần rồi, chứ không chỉ 1 lần. toàn ở tội lừa đảo. thằng tuấn phò mã công nhận cũng giỏi, lừa được mấy anh em ngây thơ, tin nó là con cháu cốp to. chết cười.

– V.K bình luận: Nhiều anh lo cho csgt nhỉ. 1 cảnh sát đàng hoàng thì chả phải ngại ai trừ thủ trưởng khi thi hành công vụ. Có điều làm 1 cảnh sát đàng hoàng thì khó, cho nên mới sinh ra những người như Tuấn Phò Mã. Còn đừng lôi quan trên, triều đình, tù tội ra doạ Tuấn. Vì Tuấn đi tù rồi, hắn quá hiểu công an, pháp luật và nhà tù là như nào. Hiểu nên mới tự tin. Khi nào toàn bộ cảnh sát trở nên đàng hoàng, lúc đó tự khắc không còn Tuấn Phò mã” 2.

Cảnh sát giao thông Hà Nội lên tiếng về hiện tượng Tuấn Phò Mã 36

Ngày 19/11, Phòng cảnh sát giao thông – Công an TP Hà Nội tổ chức Hội nghị “Trao đổi cung cấp thông tin về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông của lực lượng cảnh sát giao thông”. Phóng viên báo Tiền Phong đã đặt câu hỏi về thông tin liên quan đến nhân vật có biệt danh “Tuấn Phò mã 36” đang gây xôn xao trên mạng xã hội, người được cho chuyên quay các clip về quá trình thực thi nhiệm vụ và có dấu hiệu can thiệp công việc của lực lượng cảnh sát giao thông và cảnh sát cơ động.

Trả lời về vấn đề này, Đại tá Trần Đình Nghĩa – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Thành phố Hà Nội cho biết, không chỉ cảnh sát giao thông Hà Nội, mà lực lượng cảnh sát giao thông trên cả nước đều bắt gặp nhân vật này.

“Đây là người rất ngạo mạn. Hiện, lãnh đạo Bộ Công an và Công an TP Hà Nội cũng đã chỉ đạo lập chuyên án đấu tranh với những hành vi cố tình làm xấu hình ảnh của lực lượng công an”, Đại tá Nghĩa nói.

Đại tá Trần Đình Nghĩa – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông TP Hà Nội chia sẻ tại hội nghị

Theo vị Trưởng phòng CSGT TP Hà Nội, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng CSGT cũng không tránh khỏi những lúc sai sót. “Nhưng chúng ta cần bài trừ những con người “không xây mà phá” hình ảnh của lực lượng CSGT”.

“Chúng tôi cũng sẵn sàng nhận những chia sẻ góp ý của người dân, các phóng viên, nhà báo về tư thế, tác phong thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát giao thông, để thực hiện thành công Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị về xây dựng hình ảnh công an nhân dân trong sạch chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, Đại tá Nghĩa chia sẻ.

Tuấn Phò Mã 36 có đang lợi dụng quyền tự do dân chủ?

– “Theo Đại tá Trần Đình Nghĩa, hiện nay trên địa bàn có nhiều hội nhóm, nhiều đối tượng đang lợi dụng quyền do dân chủ, lợi dụng tự do giám sát, tạo mọi tình huống gây khó dễ cho lực lượng CSGT trong quá trình làm nhiệm vụ.

“Anh em đang làm nhiệm vụ nhễ nhại mồ hôi giữa nắng nóng, nếu gặp những trường hợp trên mà giữ không được mình, không giữ tư thế, tác phong thì lại vi phạm” – Đại tá Nghĩa nói.

Do đó, Trưởng phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) đề nghị, các cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành, giám sát, lên án để bài trừ những tổ chức, cá nhân có hành vi “không xây được thì phá” như vậy.

“Về phía cán bộ, chúng tôi tiếp thu những ý kiến góp ý của các nhà báo, phóng viên về tư thế, tác phong để thực hiện thành công Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” – Đại tá Nghĩa nói.

Theo tìm hiểu của Lao Động, thời gian gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội xuất hiện nhiều video của một người hoặc nhóm chuyên đi quay các chốt CSGT và Cảnh sát cơ động (CSCĐ) đang làm nhiệm vụ. Trong đó nổi bật phải kể đến TikToker “T.P.M 36”.

Trong các video đăng tải của mình, TikToker này thường xuyên hướng dẫn các tài xế lái xe an toàn trên các cung đường, đồng thời chia sẻ các tình huống tranh luận với lực lượng CSGT, CSCĐ trong quá trình làm nhiệm vụ và xử lý vi phạm.

Đáng nói, kênh TikTok này hiện nay có hơn 311.000 lượt theo dõi và hàng triệu lượt thích.

Trong khi đó, kênh YouTube cùng tên cũng có gần 85.000 lượt đăng ký. Mỗi video đăng lên thu hút hàng chục nghìn lượt xem và có nhiều clip được cho là “gây nhiễu” khi can thiệp cả việc xử lý vi phạm của lực lượng chức năng.

Luật sư Quách Thành Lực (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, luật pháp hiện hành không cấm người dân quay phim, chụp ảnh, giám sát lực lượng CSGT đang thực hiện nhiệm vụ.

Việc ghi hình được quy định trong Thông tư 67/2019/TT-BCA, cụ thể người dân có quyền giám sát bằng thiết bị ghi âm, ghi hình nhưng phải bảo đảm các điều kiện: Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ; ngoài khu vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông và tuân thủ các quy định pháp luật khác.

“Trước khi thực hiện quyền giám sát, chính người dân cần thực hiện nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luật. Qua đó tránh hành vi chống đối, thậm chí dẫn đến vi phạm pháp luật và bị xử lý trách nhiệm hình sự” – luật sư Lực nhấn mạnh” 3.

Người dân có quyền quay phim, chụp ảnh Cảnh sát giao thông?

Điều 11 thông tư 67/2019/TT-BCA ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Bộ Công an quy định về QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG như sau:

“Điều 11. Hình thức giám sát của Nhân dân

1. Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.

3. Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.

4. Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

5. Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;

b) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);

c) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan” 4.

Theo đó, người dân được quyền quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông khi đang làm nhiệm vụ nhưng việc quay phim chụp ảnh đó không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của họ, không được quay phim chụp ảnh trong khu vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông, và phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan đến quay phim chụp ảnh cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ.

5/5 - (3 bình chọn)
error: Content is protected !!
Gọi thám tử tư 0967185789