Khi ly hôn con chưa thành niên muốn ở với ai thì tòa án phải giải quyết theo nguyện vọng của con là đúng hay sai? Khi ly hôn việc xem xét giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng được căn cứ vào đâu? Dưới đây công ty thám tử Hoàn Cầu sẽ phân tích trường hợp ly hôn Tòa án căn cứ vào các yếu tố nào để giao người nuôi con trực tiếp, thông qua đó các bạn có thể chuẩn bị tốt nhất các phương án để giành quyền nuôi con một cách hiệu quả.
Khi ly hôn, vấn đề giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục là vấn đề quan trọng đối với đương sự cũng như đối với Tòa án, nếu như việc xem xét giao con cho người trực tiếp nuôi dưỡng không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người con, do vậy khi xét xử vụ việc ly hôn, Tòa án sẽ phải căn cứ và xem xét nhiều yếu tố khách quan để bảo đảm cho quyền lợi của người con là tốt nhất.
1. Khi ly hôn việc xem xét giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng được căn cứ vào đâu?
Tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định, khi ly hôn việc xem xét giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng được căn cứ vào thỏa thuận của vợ chồng về người trực tiếp nuôi con, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án căn cứ vào vào quyền lợi về mọi mặt của con, ngoài ra còn căn cứ vào kiến của người con muốn ở với cha hay mẹ (nếu con đủ 7 tuổi).
Tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về yếu tố khi ly hôn việc xem xét giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng cụ thể như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con” 1.
Theo quy định nêu trên, việc xem xét giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng khi ly hôn được Tòa án căn cứ vào các yếu tố như sau:
Tòa án căn cứ vào thỏa thuận của vợ chồng về người trực tiếp nuôi con
Khi ly hôn mà vợ chồng có thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ căn cứ vào thỏa thuận này để giao cho cha hoặc mẹ nuôi con. Bởi vì đây là một vụ việc dân sự cho nên pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận và ý chí tự quyết định của đương sự, cho nên việc các bên đương sự thỏa thuận nếu không vi phạm pháp luật, không vi phạm đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục thì sẽ được Tòa án công nhận thỏa thuận hợp pháp.
(Khi ly hôn giành quyền nuôi con, Tòa án căn cứ vào thỏa thuận của vợ chồng – Ảnh minh họa)
Những trường hợp thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con trái quy định pháp luật hoặc vi phạm đạo đức xã hội sẽ bị Tòa án tuyên bố vô hiệu, do đó sẽ không được Tòa án dùng làm căn cứ giải quyết vụ việc, thay vào đó Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố khách quan khác, trong đó yếu tố quyền lợi về mọi mặt của người con là ưu tiên hàng đầu.
Ví dụ: Vợ chồng có 2 người con chung (dưới 36 tháng tuổi) nhưng người chồng phạm tội trộm cắp tài sản. Lúc này, để được hoãn chấp hành hình phạt tù thì vợ chồng nghĩ ra cách ly hôn, thỏa thuận để người chồng trực tiếp nuôi con, từ đó lấy lý do người chồng “Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt” 2 để hoãn hình phạt tù. Thỏa thuận này sẽ bị Tòa án tuyên bố vô hiệu do thỏa thuận giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ 3.
Ví dụ khác: Vợ chồng có 2 người con chung, khi ly hôn vợ chồng thỏa thuận sẽ để người vợ nuôi cả 2 người con, với mong muốn là để cho 2 người con được sống chung với nhau mà không bị chia tách vì cha mẹ ly hôn, đồng thời người chồng có nghĩa vụ chu cấp cho việc chăm sóc – nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Thỏa thuận này sẽ được Tòa án công nhận.
Nếu không thỏa thuận được thì căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con
Yêu cầu bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con là yếu tố quan trọng nhất để Tòa án xem xét giao cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc người con khi ly hôn. Việc xem xét quyền lợi về mọi mặt của người con phải được xem xét và đánh giá tổng quan.
(Khi ly hôn giành quyền nuôi con, Tòa án căn cứ bên nào có thể bảo được quyền lợi về mọi mặt của con – ảnh minh họa)
Quyền lợi về mọi mặt của con được hiểu là người trực tiếp nuôi con phải bảo đảm được chỗ ở cho con ổn định, bảo đảm được kinh tế ổn định, có thời gian để chăm sóc – nuôi dưỡng và giáo dục con, đồng thời cũng có xem xét đến yếu tố đạo đức và nhân phẩm của người nuôi dưỡng con cái.
Khi ly hôn mà vợ chồng không thỏa thuận được ai là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố sau đây:
– Xem xét ai chổ ở ổn định cho con: Thông thường, chổ ở được hiểu là nhà hoặc có thể là nhà đi thuê, phòng trọ. Trong trường hợp này ai có nhà riêng thì sẽ chiếm ưu thế hơn. Ví dụ người vợ được bố mẹ đẻ cho riêng một căn nhà là một lợi thế.
– Xem xét ai có kinh tế ổn định cho con: Khi ly hôn, Tòa án sẽ chia tài sản vợ chồng, đồng thời xem xét đến công việc và mức thu nhập của cha hoặc mẹ để làm căn cứ giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng.
Ví dụ người vợ làm công việc thu ngân ở nhà hàng có thu nhập cố định 9.000.000đ/ tháng, còn người chồng làm công việc ở giai đoạn thu mua cho công ty, thu nhập trung bình 25.000.000đ/ tháng. Rõ ràng là người chồng có kinh tế mạnh hơn người vợ cho nên cũng chiếm ưu thế hơn.
– Xem xét ai có thời gian để chăm sóc cho con: Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái là yếu tố quan trọng, nếu một người làm công việc cả ngày lẫn đêm thì sẽ không có thời gian để chăm sóc con cái, ngược lại một người có công việc thời gian rõ ràng, thu nhập ổn định thì cũng sẽ chiếm ưu thế hơn.
Ví dụ: Người chồng làm công việc chạy taxi với thời gian yêu cầu là 12h/ ngày,còn người vợ làm công việc kế toán tại một công ty có thời gian làm việc trong giờ hành chính. Xét về thời gian thì rõ ràng người vợ có nhiều thời gian và thời gian ổn định hơn để chăm sóc con cái.
– Xem xét ai có đạo đức và nhân phẩm tốt hơn: Đạo đức và nhân phẩm của người nuôi dạy trẻ em là yếu tố quyết định đến tương lai cũng như nhân cách đạo đức của một đứa trẻ, do vậy người nào có đạo đức và nhân phẩm tốt cũng sẽ chiếm ưu thế hơn khi giành quyền nuôi con.
Ví dụ: Người chồng thường xuyên ăn nhậu say xỉn đánh đập vợ con, hoặc người chồng ngoại tình, hoặc người chồng thường xuyên đánh bạc dẫn đến phá tán tài sản gia đình, hoặc người chồng có tật xấu thường xuyên trộm cắp tài sản,… Thì Tòa án xem xét giao con cho người mẹ trực tiếp nuôi.
Con dưới 36 tháng tuổi thì Tòa án giao cho con cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng
Theo mặc định thì “con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi” 3. Luật hôn nhân gia đình quy định như vậy xuất phát từ vấn đề trẻ em còn nhỏ thì cần sự yêu thương từ người mẹ nhiều hơn, do đặc tính người phụ nữ thường cẩn thận, tỉ mỉ hơn đàn ông, cho nên trẻ em còn nhỏ cần được chăm sóc tốt hơn.
(Con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục – Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, đối với các trường hợp đặc biệt khác thì cho dù người con dưới 36 tháng tuổi nhưng cũng sẽ không được giao cho người mẹ nuôi, cụ thể như sau:
– Người mẹ không có đủ điều kiện để nuôi dưỡng – chăm sóc – giáo dục con: Khi người mẹ không có đủ điều kiện ở mức tối thiểu thì mặc dù con dưới 36 tháng tuổi vẫn không được Tòa án giao quyền nuôi con.
Ví dụ như người mẹ bị bệnh tâm thần dẫn đến mất năng lực hành vi dân sự, mất nhận thức, không có khả năng nuôi dưỡng và chăm sóc, giáo dục con được. Lúc này Tòa án xem xét giao con cho người cha trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con.
– Cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con: Pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự trong vấn đề dân sự, do đó trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác phù hợp hơn thì Tòa án cũng sẽ căn cứ xem xét giao con theo thỏa thuận đó.
Ví dụ như hai vợ chồng có 1 người con chung dưới 36 tháng tuổi, khi ly hôn thì cả 2 vợ chồng cùng thỏa thuận để cho ông bà nội trực tiếp nuôi dưỡng và giáo dục con mình, vì cả 2 vợ chồng tại thời điểm ly hôn đều thất nghiệp, không có khả năng kinh tế, không có nơi ở cố định. Trong trường hợp này sẽ được Tòa án công nhận vì phù hợp với lợi ích của người con.
Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì căn cứ vào ý kiến của người con muốn ở với cha hay mẹ
Khi ly hôn nếu “con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con” 4 muốn ở với cha hay mẹ? Từ đó dùng làm căn cứ để giao cho người trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên trên thực tế thì việc hỏi ý kiến và nguyện vọng của con thường chỉ mang tính định hướng, tham khảo, là một phần để Tòa án xem xét, không có ý nghĩa hoàn toàn quyết định.
(Nếu con đủ 7 tuổi trở lên thì Tòa án phải hỏi ý kiến, nguyện vọng của con muốn ở với cha hay mẹ, ý kiến và nguyện vọng của con chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là yếu tố quyết định – Ảnh minh họa)
Có một câu hỏi được gửi đến công ty thám tử Hoàn Cầu như sau: Khi ly hôn con chưa thành niên muốn ở với ai thì tòa án phải giải quyết theo nguyện vọng của con là đúng hay sai? Và để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của các luật sư, Thẩm phán cũng như các quy định pháp luật liên quan, vấn đề này là hoàn toàn sai.
– “Để bảo đảm quyền lợi của người con, Tòa án phải lấy ý kiến của người con, xem xét nguyện vọng của người con từ đủ 07 tuổi trở lên,… Tuy nhiên, Tòa án phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của người con để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng” 5.
Lấy ý kiến, xem xét nguyện vọng của trẻ từ đủ 7 tuổi trở lên được hiểu đơn giản là Thẩm phán sẽ hỏi xem người con đó muốn ở với cha hay mẹ? Tại sao lại muốn ở với người đó? Khi lấy ý kiến của người con đó, Thẩm phán là người trực tiếp đặt câu hỏi và phải đảm bảo được tính thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của trẻ; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ…
Trên thực tế thì việc xem xét nguyện vọng của con muốn ở với ai thì mang tính chất tham khảo, nó chỉ là một phần nhỏ để Tòa án xem xét chứ không phải là vấn đề mấu chốt quyết định để Tòa án giao con cho ai nuôi. Mấu chốt quan trọng của việc xem xét giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng là căn cứ vào thỏa thuận của vợ chồng và căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của người con đó.
Như vậy, trên đây công ty thám tử Hoàn Cầu đã phân tích câu hỏi Khi ly hôn việc xem xét giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng được căn cứ vào đâu một cách chi tiết, hy vọng sẽ giúp các bạn có thể chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để chiếm ưu thế hơn khi ly hôn, chúc các bạn thành công!
2. Dịch vụ thám tử theo dõi ngoại tình dùng làm căn cứ giành quyền nuôi con khi ly hôn
Theo phân tích ở trên thì người ngoại tình sẽ bất lợi khi ly hôn giành quyền nuôi con và chia tài sản. Bỏi vì khi ly hôn việc xem xét giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng được Tòa án căn cứ vào đạo đức, nhân phẩm của đương sự để giao con cho người có đạo đức tốt hơn. Trường hợp một trong 2 người ngoại tình thì người đó đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội, do đó Tòa án sẽ căn cứ vào đó mà không giao con cho người có phẩm chất đạo đức kém nuôi con.
Công ty thám tử Hoàn Cầu là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ thám tử tư theo dõi, điều tra và thu thập thông tin chứng cứ phục vụ trong quá trình tố tụng chuyên nghiệp, mọi thông tin và bằng chứng do công ty thám tử Hoàn Cầu cung cấp đều bảo đảm tính khách quan, chính xác và rõ ràng.
Đối với trường hợp ly hôn giành quyền nuôi, công ty thám tử Hoàn Cầu chúng tôi có dịch vụ theo dõi và thu thập bằng chứng ngoại tình của một bên nhằm bổ sung hồ sơ, chứng cứ để giúp khách hàng chiếm ưu thế hơn trong khi ly hôn giành quyền nuôi con và chia tài sản.
Nếu các bạn đang nghi ngờ vợ hoặc chồng ngoại tình, các bạn hãy liên hệ đến công ty thám tử Hoàn Cầu để được hỗ trợ tốt nhất. Trước tiên công ty thám tử Hoàn Cầu sẽ điều tra và giải đáp cho bạn nghi vấn vợ hoặc chồng mình ngoại tình có đúng hay là không, sau đó nếu ngoại tình thì chúng tôi sẽ tiến hành theo dõi và thu thập bằng chứng xác thực bằng hình ảnh, video clip.
Với các loại chứng cứ ngoại tình cụ thể này, khách hàng có thể sử dụng trong quá trình tố tụng dân sự, ly hôn chia tài sản và giành quyền nuôi con một cách hiệu quả. Bởi vì khi ly hôn việc xem xét giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng được căn cứ vào vấn đề đạo đức xã hội và không vi phạm pháp luật của cha hoặc mẹ.
Để hiểu rõ hơn về hình thức điều tra bằng chứng ngoại tình phục vụ trong quá trình ly hôn giành quyền nuôi con và chia tài sản, các bạn hãy gọi đến công ty thám tử Hoàn Cầu qua hotline để được tư vấn cụ thể hơn, hoặc tham khảo bảng giá dịch vụ thám tử theo dõi ngoại tình chính thức của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.
Công ty thám tử Hoàn Cầu là đơn vị cung cấp dịch vụ thám tử tư uy tín, chuyên nghiệp và có thâm niên kinh nghiệm lâu năm, chúng tôi hiện có các văn phòng phủ rộng trên toàn quốc, bảo đảm cho việc điều tra, theo dõi và thu thập thông tin được hiệu quả:
Hệ thống các văn phòng thám tử tư:
– Văn phòng thám tử tại Hà Nội
– Văn phòng thám tử tại Bình Dương
– Văn phòng thám tử tại Đồng Nai
– Văn phòng thám tử tại Vũng Tàu
– Văn phòng thám tử tại Đà Nẵng
– Văn phòng thám tử tại Cần Thơ
2 Tin liên quan:
Đọc thêm: Chồng ngoại tình khi ly hôn vợ có quyền gì? Luật hôn nhân ngoại tình
Đọc thêm: Chồng ngoại tình có con riêng có kiện được không? kiện ở đâu?