Bảng giá dịch vụ giữ hộ tài sản ( vàng ) ở các ngân hàng tại Việt Nam

Dịch vụ giữ hộ tài sản tại ngân hàng Vietcombank bao gồm gửi vàng, thuê tủ giữ đồ ( két sắt ), gửi tiết kiệm bằng vàng và dịch vụ gửi sổ đỏ vào ngân hàng Vietcombank. Đây là những dịch vụ giữ hộ tài sản và ngân quỹ rất hay của các ngân hàng Vietcombank, Techcombank, và BIDV được nhiều người lựa chọn như một hình thức bảo hiểm tài sản của mình.

Hiện tại, các ngân hàng lớn và phổ biến ở Việt Nam như Vietcombank, TPBank, DongA Bank,Techcombank, LienVietPostBank, Eximbank, BIDV đều có dịch vụ bảo hiểm tài sản ( giữ hộ tài sản ) thông qua nhiều hình thức như giữ hộ sổ đỏ và giữ hộ vàng. Đây là 2 dịch vụ được nhiều người sử dụng ở các ngân hàng lớn hiện nay.

Chi phí dịch vụ giữ hộ vàng tài sản tại ngân hàng Vietcombank

Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách thức cũng như mức chi phí của dịch vụ bảo hiểm tài sản  ( giữ hộ tài sản ) của các ngân hàng, từ đó có lựa chọn vào cho phù hợp với nhu cầu thực tế của mình nhất. Bảng giá chi phí dịch vụ của các ngân hàng dưới đây là thống kê tổng hợp, chi phí có thể thay đổi tùy vào thời điểm cũng như số lượng tài sản cần được bảo hiểm cụ thể.

Dịch vụ giữ hộ tài sản ( vàng ) tại ngân hàng

1. Dịch vụ giữ hộ tài sản ( vàng và sổ đỏ ) là gì?

Dịch vụ giữ hộ tài sản là dịch vụ của các ngân hàng nhằm giúp khách hàng đảm bảo an toàn cho tài sản của mình được an toàn dưới sự  ” bảo kê “ của các ngân hàng. Hình thức giữ hộ tài sản này tuy mới xuất hiện tại Việt Nam, nhưng nó cũng khá phổ biến và được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Trong khi gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thì người dân sẽ được hưởng phần trăm tiền lời hàng tháng, đây là hình thức gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Tuy nhiên, trái ngược với hình thức gửi tiết kiệm tại ngân hàng, hình thức gửi tài sản để các ngân hàng giữ hộ thì người gửi phải chi trả một mức chi phí cho các ngân hàng.

Thế nhưng, tại sao người dân không chọn phương pháp bán vàng lấy tiền, sau đó lấy số tiền đó gửi tiết kiệm ở ngân hàng để sinh lời hàng tháng mà lại chọn phương pháp gửi vàng để rồi phải mất thêm tiền gửi? Bởi vì theo quan điểm của người dân, vàng vẫn là một hình thức đầu tư an toàn, sinh lời nhiều hơn là bán lấy tiền rồi gửi tiết kiệm ở các ngân hàng.

Chi phí dịch vụ giữ hộ vàng tài sản tại ngân hàng Vietcombank

Hiện nay, ngân hàng nhà nước chỉ cho phép các ngân hàng thương mại khác chấp nhận giữ hộ vàng miếng, còn lại tất cả các loại vàng khác thì không được phép nhận ký gửi và giữ hộ.

2. Ngân hàng nhận giữ hộ vàng và trả lại vàng như thế nào?

Đối với hình thức giữ hộ vàng này, các ngân hàng thương mại khác khi phát hành dịch vụ này phải có nội dung hoạt động bảo quản tài sản của người gửi, phải có các phương tiện để bảo quản tài sản của người gửi, kho chứa cũng như két sắt cũng phải đủ tiêu chuẩn về vấn đề bảo quản tài sản, đồng thời các ngân hàng thương mại khác cũng phải có quy trình nội bộ đầy đủ về việc bảo quản vàng và các tài sản khác của người gửi.

Khi các ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo quản tài sản (vàng ) thì ngân hàng đó phải lấy đầy đủ thông tin của khách hàng gửi như sau: Họ và tên người gửi, địa chỉ, chứng minh nhân dân / số hộ chiếu, loại vàng, số sê-ri của vàng (nếu có), đặc điểm, số lượng, thời gian lưu trữ, phí lưu trữ, mẫu đơn trả lại vàng, địa chỉ trả lại vàng…

Hiện nay có 2 hình thức trả lại vàng cho người gửi:

– Trả lại số vàng chính mà khách hàng gửi (theo số sê-ri). Nghĩa là, khi đến thời điểm trả lại vàng cho người gửi, ngân hàng đó phải trả lại chính miếng vàng mà trước đó người dân đã gửi vào.

– Trả lại cùng loại, cùng nhãn hiệu, cùng chất lượng, khối lượng mà khách hàng đã gửi. Nghĩa là, các ngân hàng có thể thay thế bằng miếng vàng khác không phải là miếng vàng gốc khi người dân gửi, nhưng phải đảm bảo đúng loại, đúng nhãn hiệu, đúng chất lượng và khối lượng khi gửi.

Chi phí dịch vụ giữ hộ vàng tài sản tại ngân hàng Vietcombank

Đối với hợp đồng gửi vàng vô thời hạn, ngân hàng phải trả lại đúng số vàng ngay khi khách hàng cần. Đương nhiên, hợp đồng cũng phải ghi rõ số ngày khách hàng thông báo trước cho ngân hàng để trả vàng. Vậy, hiện any ở Việt Nam có những ngân hàng nào được phép giữ hộ vàng?

3. Ngân hàng thương mại nào được phép giữ hộ vàng?

Hiện tại, chỉ một số ngân hàng được phép cung cấp dịch vụ giữ hộ vàng với những quy trình hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, dưới đây là 2 nhóm ngân hàng được phép cung cấp loại hình dịch vụ này.

3.1. Nhóm ngân hàng nhà nước:

– Ngân hàng Cổ Phần Thương Mại Ngoại Thương Việt Nam ( Vietcombank )

– Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam ( VietinBank )

– Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam ( BIDV )

– Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam ( Agribank )

3.2. Nhóm ngân hàng thương mại:

– Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình ( ABBank )

– Ngân hàng TMCP Bản Việt ( Viet Capital Bank )

– Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Bảo Việt ( BaoVietBank )

– Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong ( TPBank )

– Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt ( LienVietPostBank )

– Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ( ACB )

– Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội ( MBBank )

– Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á ( DongA Bank )

– Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam ( Eximbank )

– Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam ( Techcombank )

– Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á ( NamABank )

4. Bảng giá chi phí dịch vụ giữ hộ vàng ở các ngân hàng 2019

– Bảng giá chi phí dịch vụ giữ hộ vàng ở ngân hàng BIDV là 1000 – 2000 VNĐ / 1 chỉ vàng / 1 tháng.

– Chi phí giữ hộ vàng ở ngân hàng LienVietPostBank, DongA Bank, Techcombank tính theo 0.05% trên tổng giá trị số vàng được gửi.

– Chi phí giữ hộ vàng ở ngân hàng Eximbank là 1.600 VNĐ / 1 chỉ / 1 tháng ( Thời hạn gửi từ 1 tháng đến 12 tháng, mức thu tối thiểu 30.000 VNĐ / 1 lần )

– Bảng giá chi phí giữ hộ vàng ở ngân hàng MBBank là 1.000 VNĐ / 1 chỉ / 1 tháng ( Mức thu tối thiểu 30.000 VNĐ cho một lần thu )

– Chi phí giữ hộ vàng ở ngân hàng TPBank cụ thể như sau: Chi phí nhận giữ hộ vàng không thời hạn là 1.000 VNĐ / 1 chỉ / 1 tháng. Mức chi phí giữ hộ vàng từ 1 – 12 tháng là 800 VNĐ / 1 chỉ / 1 tháng. Mức chi phí giữ hộ vàng trên 12 tháng là 500 VNĐ / 1 chỉ / 1 tháng.

– Các ngân hàng Vietcombank, Agribank, ABBank, Viet Capital Bank, BaoViet Bank chưa công bố mức chi phí gửi giữ hộ vàng cụ thể.

Chi phí dịch vụ giữ hộ vàng tài sản tại ngân hàng Vietcombank

Bảng giá chi phí dịch vụ gửi vàng tại các ngân hàng 2019

Trên đây là danh sách các ngân hàng được phép cung cấp dịch vụ giữ hộ tài sản ( vàng ) và bảng giá chi phí dịch vụ của từng ngân hàng cụ thể cập nhật năm 2019. Bảng giá có thể thay đổi theo thời gian và tùy vào từng tính chất cũng như yêu cầu của người gửi và bảng giá chi phí cũng có thể thay đổi.

∗ Tìm hiểu thêm:

Tra cứu tìm chủ nhân qua số tài khoản ngân hàng

Điều tra tài sản của một người ở các ngân hàng

5/5 - (2 bình chọn)
error: Content is protected !!
Gọi thám tử tư 0967185789